Viêm thanh quản và phương pháp phòng tránh hiệu quả

Viêm thanh quản thường là bệnh do virus ở đường hô hấp gây nên khiến người bệnh bị sốt, chảy mũi, ho khan hoặc ho đàm, đau họng và cuối cùng là khàn tiếng.

Viêm thanh quản và phương pháp phòng tránh hiệu quả 

Viêm thanh quản và phương pháp phòng tránh hiệu quả 

Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như cách điều trị thì chúng ta sẽ cùng gặp và trò chuyện cùng các Bác sĩ – Giảng viên của trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để biết thêm chi tiết.

Chuyên gia y tế định nghĩa bệnh viêm thanh quản là bệnh gì?

Bệnh viêm thanh quản là tình trạng dây thanh âm bị sưng dẫn đến khản hoặc mất giọng. Dây thanh âm là những nếp gấp trong niêm mạc thanh quản. Khi chúng bị sưng, âm thanh hình thành do không khí đi qua dây thanh âm bị biến dạng khiến cho giọng người bệnh nghe khàn khàn.

Viêm thanh quản thường sẽ tự khỏi trong 2 – 3 tuần, tuy nhiên nếu bệnh kéo dài lâu hơn thì sẽ được chẩn đoán là bệnh viêm thanh quản mãn tính. Viêm thanh quản mãn tính tốn nhiều thời gian để bình phục hơn và điều này còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên nhân và triệu chứng thường gặp của bệnh viêm thanh quản

Nguyên nhân thông thường nhất là cảm lạnh, cảm cúm do nhiễm virus hoặc dùng giọng nói quá nhiều (hát hoặc hò hét). Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác bao gồm:

  • Dị ứng;
  • Nhiễm khuẩn;
  • Viêm phế quản;
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD);
  • Chấn thương;
  • Chất kích thích, hóa chất;
  • Viêm phổi;
  • Viêm đường hô hấp trên do virus.

Một số dạng viêm thanh quản ở trẻ em có thể dẫn đến tắc nghẽn đường hô hấp nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong, bao gồm: bệnh Croup và viêm nắp thanh quản.

Triệu chứng chủ yếu của viêm thanh quản là giọng nói sẽ trở nên trầm, khàn hoặc mất giọng. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Sốt;
  • Ho khan;
  • Đau họng;
  • Ngứa cổ;
  • Nghẹt mũi;
  • Sưng hạch bạch huyết ở họng, cổ.

Viêm thanh quản thường không nghiêm trọng, bạn có thể xử lý các trường hợp của viêm thanh quản cấp tính với các bước tự chăm sóc, ví dụ như nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Tuy nhiêm bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa nếu triệu chứng viêm thanh quản kéo dài hơn hai tuần. Ngoài ra bạn cần đến ngay cơ sở y tế nếu có các triệu chứng sau:

  • Khó thở;
  • Ho ra máu;
  • Sốt không thuyên giảm;
  • Đau họng ngày càng tăng;
  • Khó nuốt.

Viêm thanh quản là một bệnh khá phổ biến. Bệnh thường xuất hiện ở những người có công việc phải nói, hát nhiều và to, những người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc hoặc uống rượu quá mức. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ viêm thanh quản bao gồm:

  • Bị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh, viêm phế quản, viêm xoang;
  • Tiếp xúc với các chất kích thích, chẳng hạn như khói thuốc lá, uống rượu quá mức, axit dạ dày hoặc các hóa chất tại nơi làm việc;
  • Sử dụng giọng nói của bạn quá nhiều, nói quá to, la hét hoặc hát nhiều.

Đây là triệu chứng phổ biến nhất mà các mẹ cần biết để phòng tránh bệnh của mẹ.

Nguyên nhân và triệu chứng thường gặp của bệnh viêm thanh quản

Nguyên nhân và triệu chứng thường gặp của bệnh viêm thanh quản

Hướng dẫn cách chữa và cách phòng tránh bệnh viêm thanh quản

Đối với trường hợp viêm thanh quản nhẹ bạn có thể dùng các loại thuốc không chứa aspirin như acetaminophen, ngoài ra còn có thể dùng siro ho, thuốc giảm đau để làm giảm triệu chứng. Bạn cũng nên nghỉ ngơi bằng cách nói nhỏ hoặc viết ra giấy thay vì nói bình thường. Nếu nguyên nhân gây bệnh viêm thanh quản là do nhiễm vi khuẩn thì bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh để điều trị. Nếu nguyên nhân gây ra viêm thanh quản là do khối u, các bác sĩ có thể sẽ thực hiện cắt bỏ khối u đi.

Những việc nên làm giúp bạn hạn chế sự phát triển của bệnh viêm thanh quản:

  • Cần tái khám đúng lịch hẹn để được các Bác sĩ theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý uống thuốc khi không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;
  • Dùng máy làm ẩm hoặc thở trong hơi nước ấm;
  • Uống nhiều nước. Chất lỏng ấm như súp gà là tốt nhất;
  • Đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn sốt cao hoặc có triệu chứng khó thở; hoặc các triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần;
  • Để cho giọng nói của bạn nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.

Nguyên nhân thường gặp nhất của viêm thanh quản cấp là nhiễm siêu vi đường hô hấp trên. Ngoài ra, các nguyên nhân khác gây viêm thanh quản mạn tính cũng thường gặp là u hạt thanh quản, trào ngược dạ dày thực quản hoặc các nghề nghiệp đặc trưng phải sử dụng giọng nói nhiều như giáo viên, ca sĩ… Nhưng dù bệnh là do bất cứ nguyên nhân nào gây ra thì bạn cũng nên hạn chế nói và cần đi khám bác sĩ tai mũi họng ngay khi bệnh không thuyên giảm sau 1–2 tuần.

Nguồn giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội