Tìm hiểu về chứng nhiễm khuẩn sau đẻ
Nhiễm khuẩn sau đẻ là một trong 5 tai biến sản khoa gây nên các biến chứng (chửa ngoài tử cung, vô sinh…) và có thể gây tử vong cho sản phụ rất cao.
- Cần làm gì khi bị đau bụng kinh?
- Chế độ dinh dưỡng cho những ông bố tương lai
- Nhu cầu năng lượng dành cho phụ nữ mang thai và mẹ cho con bú
Những bệnh lý thường gặp ở các bàm mẹ sau sinh
Những yếu tố nào gây ra nhiễm khuẩn sau đẻ
Trong những căn bệnh của mẹ thì nhiễm khuẩn sau đẻ là chứng bệnh phổ biến nhất nhưng lại được ít người quan tâm. Vì nhiều người hay nhầm lần bệnh này sang những bệnh sau sinh khác. Vậy nguyên nhân vì đâu dẫn tới chứng nhiễm khuẩn sau đẻ.
- Thể trạng mẹ kém
- Mẹ bị nhiễm khuẩn từ trước
- Do vô khuẩn sản khoa không tốt
- Do thiếu vệ sinh trong khi chăm sóc trước, trong và sau đẻ.
- Các thủ thuật sản khoa làm không đúng chỉ định và không vô khuẩn tốt
- Những trường hợp ối vỡ non, ối vỡ sớm, chuyển dạ kéo dài không được xử trí kịp thời
- Những trường hợp đẻ rơi, đỡ đẻ tại nhà do các bà mụ vườn không được đào tạo chính quy
- Mẹ bị nhiễm khuẩn từ trước.
Triệu chứng cụ thể nhất của chứng nhiễm khuẩn sau để là sẽ xuất hiện 3 -4 ngày sau sinh. Cơ thể người mẹ mệt mỏi, sốt nhẹ 38¸ 38,5oC. Tại chỗ rách hoặc chỗ khâu bị viêm tấy, sưng, nóng, đỏ, đau, chảy dịch vàng, mủ.Sản dịch bình thường, tử cung co tốt. Khi bị nhiễm khuẩn sau đẻ mẹ sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân cũng như trong vấn đề nuôi con khỏe.
Nhiễm khuẩn tử cung viêm niêm mạc tử cung
Ngoài nhiễm khuẩn sau đẻ mẹ còn có thể bị viêm niêm mạc tử cung với các triệu chứng như:
- Xuất hiện sau đẻ 3 – 4 ngày.
- Toàn thân: có hội chứng nhiễm khuẩn: mệt mỏi, khó chịu, sốt 39 – 39,50C, mạch nhanh.
- Tại chỗ: sản dịch hôi, lẫn mủ, có thể ra máu đỏ tươi kéo dài, cổ tử cung hở, thân tử cung co hồi kém, mật độ mềm, ấn đau.
Lúc này khi phát hiện ra mẹ cần được đưa tới bệnh viện để thăm khám và kiểm tra sức khỏe. Bên cạnh đó cần có chế độ dinh dưỡng ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước hoa quả, hạ sốt bằng đắp khăn lạnh. Vệ sinh tại chỗ thường xuyên bằng nước chín. Thực hiện thuốc theo y lệnh của bác sĩ.
Nhiễm khuẩn sau sinh nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng
Bế sản dịch sau sinh
Triệu chứng của bế sản dịch sau sinh giống như viêm niêm mạc tử cung, nhưng sản dịch ra rất ít hoặc không ra. Khám thấy cổ tử cung chít chặt. Khi nong cổ tử cung và kích thích tử cung sẽ thấy sản dịch trào ra mùi hôi, lẫn máu, mủ. Cách xử lý và chăm sóc hợp lý nhất là có chế độ dinh dưỡng, vệ sinh tại chỗ thường xuyên bằng nước chín.
Viêm tử cung toàn bộ
Xuất hiện sau đẻ 5 – 7 ngày. Toàn thân có hội chứng nhiễm khuẩn nặng li bì, thể trạng suy sụp, sốt cao 39,5oC – 40oC, sốt dao động. Sản dịch hôi, thối, lẫn mủ, có thể màu đen bẩn (hoại tử). Tử cung co hồi kém, mật độ mềm, ấn đau. Ngoài những chứng bệnh trên thì mẹ còn có thể bị nhiễm khuẩn tử cung… Đây được xác định là những chứng bệnh sau sinh hết sức nguy hiểm, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ. Vì thế sau khi sinh nếu mẹ nhận thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường cần tới ngay bệnh viện để kiểm tra, thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.
Nguồn: giaoductretho.net