Nhu cầu năng lượng dành cho phụ nữ mang thai và mẹ cho con bú

Nhu cầu khuyến nghị năng lượng và các chất dinh dưỡng cho bà mẹ có thai và cho con bú được tính dựa theo bảng nhu cầu khuyến nghị cho người Việt Nam năm 2016.

Nhu cầu năng lượng dành cho phụ nữ mang thai và mẹ cho con bú

Nhu cầu năng lượng dành cho phụ nữ mang thai và mẹ cho con bú

Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng rất quan tâm đến vấn đề này và khuyên bà mẹ mang thai nên chú ý cân bằng chế độ dinh dưỡng.

Nhu cầu khuyến nghị năng lượng là gì?

Trong thời kì mang thai và cho con bú, hoạt động chuyển hóa của cơ thể tăng, khối lượng cơ thể tăng dẫn đến nhu cầu năng lượng của bà mẹ khi có thai và cho con bú tăng lên so với chưa mang thai. Nếu năng lượng cung cấp không đủ trong một thời gian dài, bà mẹ dễ bị thiếu năng lượng trường diễn, trẻ dễ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng bào thai. Ngược lại, cung cấp năng lượng vượt quá nhu cầu kéo dài sẽ dẫn đến tích lũy năng lượng thừa dưới dạng mỡ, bà mẹ tăng cân quá mức dẫn đến nguy cơ đái tháo đường thai nghén và trẻ sinh ra nặng cân hơn bình thường (trên 4.000 gam).

Đối với phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú, nhu cầu năng lượng khuyến nghị được tính dựa theo Bảng nhu cầu năng lượng khuyến nghị cho người Việt Nam năm 2016:

Nhóm tuổi Hoạt động thể lực nhẹ Hoạt động thể lực trung bình
20-29 tuổi 1.760 2.050
30 – 49 tuổi 1.730 2.010
Phụ nữ có thai 3 tháng đầu + 50
Phụ nữ có thai 3 tháng giữa + 250
Phụ nữ có thai 3 tháng cuối + 450
Bà mẹ cho con bú + 500

Nhu cầu khuyến nghị chất dinh dưỡng

Nhu cầu protein (chất đạm)

Protein là thành phần cơ bản của các vật chất sống. Protein tham gia vào thành phần cấu tạo nên tế bào. Protein là thành phần quan trọng của các hormon, các enzym (men), tham gia quá trình sản xuất kháng thể. Protein cũng tham gia vào hoạt động điều hòa chuyển hoá, duy trì cân bằng dịch thể. Ngoài ra, protein còn có vai trò quan trọng trong vận chuyển các chất dinh dưỡng qua thành ruột vào máu và từ máu đến các mô của cơ thể và qua màng tế bào.

Khi mang thai, nhu cầu protein của người mẹ tăng lên giúp việc xây dựng và phát triển cơ thể của trẻ. Bữa ăn của bà mẹ cần phối hợp giữa protein động vật và protein thực vật. Các thực phẩm cung cấp protein động vật bao gồm thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, thủy hải sản… Các thực phẩm cung cấp protein thực vật bao gồm đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác và vừng lạc.

Nhu cầu khuyến nghị protein cho bà mẹ có thai và cho con bú được ước tính theo bảng dưới đây:

Nhóm tuổi Tỷ lệ % năng lượng từ protein/tổng năng lượng khẩu phần Nhu cầu khuyến nghị protein (g/ngày) Yêu cầu tỷ lệ protein động vật (%)
g/kg/ngày (g/ngày)
20-29 tuổi 13-20 1,13 60 >=30
30-49 tuổi 13-20 1,13 60 >=30
Phụ nữ có thai    
3 tháng đầu   + 1 >= 35
3 tháng giữa   + 10 >=35
3 tháng cuối   + 31 >= 35
Bà mẹ cho con bú    
6 tháng đầu   + 19 >= 35
6-12 tháng   + 13 >=35

Nhu cầu lipid (chất béo)

Lipid trong cơ thể đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc màng tế bào và dự trữ trong các mô như nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể. Lipid là dung môi để hòa tan các vitamin tan trong chất béo, mặt khác lipid cũng là thành phần cung cấp năng lượng quan trọng trong khẩu phần. Nguồn cung cấp lipid là dầu, mỡ và các loại hạt có dầu như lạc, vừng, hạt điều…

Thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật chứa nhiều loại lipid khác nhau với chất lượng khác nhau. Vì vậy, cần phải có sự cân bằng các loại thực phẩm trên trong khẩu phần để đảm bảo nhu cầu lipid đối với cơ thể không chỉ về số lượng và còn cả về chất lượng. Để giúp cơ thể tăng cường hấp thu các loại vitamin tan trong chất béo (vitamin A, D, E, K), đồng thời chủ động phòng thừa cân, béo phì, nhu cầu lipid được khuyến nghị từ 25 đến 30% năng lượng tổng số, tối thiểu cũng đạt 20% năng lượng của khẩu phần. Khuyến nghị về tỷ lệ lipid động vật/lipid tổng số đối với người trưởng thành hiện nay là không nên vượt quá 60%.

Nhu cầu khuyến nghị năng lượng là gì?

Nhu cầu khuyến nghị năng lượng là gì?

Lipid đặc biệt quan trong trong thời gian mang thai và cho con bú, quan trọng nhất là lipid tham gia vào quá trình hình thành và phát triển não trong quá trình mang thai và bảo đảm chất lượng của sữa mẹ. Tiêu thụ lipid quá thấp trong bữa ăn hàng ngày, không những ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ và thần kinh mà còn nhiều cơ quan khác của của thai nhi. Thiếu Lipit trong bữa ăn làm giảm sự hấp thu các chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ và dự trữ mỡ cho tạo sữa sau sinh. Bà mẹ mang thai ăn thiếu lipit có thể dẫn đến hậu quả là không đạt mức tăng cân trong thai kỳ, không bài tiết đủ lượng sữa và thiếu dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng. Ngược lại, tiêu thụ quá nhiều lipid có thể dẫn đến thừa cân, béo phì, ảnh hưởng đến phát triển của thai cũng như một số bệnh mạn tính không lây và hội chứng rối loạn chuyển hoá cho mẹ.

Nhóm tuổi/

Tình trạng sinh lý

% năng lượng khẩu phần (kcal) Nhu cầu khuyến nghị lipid (g/ngày)
20-29 tuổi 20-25 46- 57
30 – 49 tuổi 20-25 45- 56
Phụ nữ có thai 20-30  
3 tháng đầu + 1,5 g
3 tháng giữa + 7,5 g
3 tháng cuối + 15 g
Bà mẹ cho con bú 20-30 + 10 g

Nguồn giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội