Tắc tia sữa sau sinh và những thông tin Mẹ cần biết

Tắc tia sữa là một vấn đề khá thường gặp ở nhiều mẹ sau khi sinh. Tắc tia sữa nếu không được khắc phục sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ.

Tắc tia sữa sau sinh

Tắc tia sữa sau sinh

Bệnh tắc tia sữa có nguy hiểm không?

Theo thông tin từ các giảng viên lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho biết thì tắc tia sữa là tình trạng sữa mẹ bị tắc nghẽn lại bên trong các ống dẫn sữa bầu ngực. Tình trạng này có thể gây khó khăn và đau đớn trong quá trình cho con bú và hút sữa. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời tắc tia sữa có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hơn đặc biệt là apxe vú.

Nguyên nhân gây tắc tia sữa sau sinh

Nguyên nhân gây ra tình trạng tắc tia sữa ở phụ nữ cho con bú bao gồm:

Phụ nữ mới sinh: Vấn đề phổ biến thường gặp ở phụ nữ mới sinh. Lượng sữa đã được tiết ra và lưu trữ trong bầu ngực nhưng do thể trạng bé yếu hoặc mẹ chưa biết cách cho bé bú dẫn đến bé không thể bú và hút sữa ra ngoài. Việc ứ đọng và tắc nghẽn sữa dẫn đến ngực căng cứng, đau và sốt nhẹ…

Dư thừa sữa mẹ: Nguyên nhân gây tắc tia sữa thường gặp là do sữa mẹ còn thừa lại trong bầu ngực do giai đoạn đầu nhu cầu sữa của em bé ít vì vậy em bé không bú hết sữa hoặc mẹ không hút phần sữa thừa sau khi bé đã bú no dẫn đến tình trạng tắc nghẽn, ứ đọng sữa gây tắc tia sữa.

Áp lực ở ngực: Khi mẹ sau sinh mặc một chiếc áo ngực quá chật, áo bó hoặc mang địu bé trước ngực có thể khiến các tia sữa bị tắc do tăng áp lực tác động lên ngực. Ngoài ra, việc nằm sấp khi ngủ và tập luyện thể thao cũng gây ra tình trạng này.

Trẻ bú sai tư thế: Khi bé ngậm núm vú mẹ không đúng cách sẽ gây khó khăn cho quá trình bé hút sữa ra ngoài làm giảm lượng sữa trẻ bú hàng ngày. Vì vậy, lượng sữa còn tồn đọng lại trong bầu ngực là nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa.

Mẹ không cho trẻ bú thường xuyên: Vì một nguyên nhân nào đó mà mẹ không cho bé bú thường xuyên hoặc không hút sữa trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 24h. Điều này có thể dẫn đến tình trạng tắc tia sữa.

Stress: Stress ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa. Khi cơ thể mẹ căng thẳng sẽ ức chế hoặc giảm quá trình sản sinh hormone oxytocin có vai trò trong qua trình tiết và giải phóng sữa. Vì vậy, khi đã quá mệt mỏi và stress khi chăm sóc bé mẹ hãy nhờ người thân trông bé để bạn có thể ra ngoài hít thở không khí trong lành và lấy lại tinh thần.

Dấu hiệu nhận biết tắc tia sữa

Một số dấu hiệu nhận biết tắc tia sữa được các bà mẹ chia sẻ kinh nghiệm chăm con như sau:

  • Đau, tức vùng ngực
  • Xuất hiện các nốt sần nhỏ nổi trên ngực
  • Ngực căng cứng, đỏ
  • Có cảm giác ấm nóng bất thường khi chạm vào.

Cách khắc phục tình trạng tắc tia sữa hiệu quả

Massage ngực giúp giảm tắc tia sữa

Massage ngực giúp giảm tắc tia sữa

  • Để hạn chế tình trạng này cần cho bé bú bên ngực bị đau trước: Nếu bầu vú không quá đau đớn, bạn nên cho con bú ở ngực bị tắc tia sữa trước bởi lúc này con sẽ bú bằng lực mạnh nhất để hút sữa mẹ nhờ đó giúp khai thông các tia sữa bị tắc.
  • Chườm ấm: quanh bầu ngực có thể giúp sữa chảy đều đặn hơn.
  • Thay đổi tư thế cho con bú: Nếu thường xuyên bế con khi cho bé bú, bạn có thể chuyển sang tư thế ôm banh hoặc nằm xuống. Điều này sẽ giúp sữa trong các tia được hút hết ra ngoài.
  • Xoa bóp: Các chuyên gia khuyên bạn nên xoa bóp vùng ngực đau thường xuyên và đều đặn. Hãy bắt đầu từ bầu vú hướng dần vào trong núm vú. Áp dụng biện pháp chườm ấm trước khi cho con bú có thể giúp khai thông các tia sữa, hỗ trợ giảm đau và sưng.
  • Chế độ dinh dưỡng: Hãy uống thật nhiều nước đồng thời bổ sung những loại thức ăn có khả năng tăng cường sức đề kháng.
  • Nghỉ ngơi: Tuy bạn khó có thể nghỉ ngơi khi phải chăm sóc con cả ngày nhưng điều này lại rất quan trọng. Khi bé ngủ, bạn hãy cố gắng chợp mắt cùng con. Ngoài ra, để tiết kiệm sức lực bạn có thể để những đồ đạc thường xuyên sử dụng ở gần mình như tã lót, đồ chơi, bình sữa… Nếu có thể hãy nhờ người thân trông con hộ để được nghỉ ngơi.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội