Rước họa vào thân khi dùng mẹo dân gian để chữa bệnh cho con

Không thể phủ nhận áp dụng những mẹo dân gian chữa bệnh cho trẻ rất hiệu quả, nhưng mẹ cũng cần thận trọng hơn khi áp dụng những phương pháp truyền miệng.

Rước họa vào thân khi dùng mẹo dân gian để chữa bệnh cho con

Cha mẹ nên cẩn trọng khi sử dụng mẹo dân gian để chữa bệnh cho con

Bên cạnh việc nuôi con theo cách hiện đại thì khá nhiều cha mẹ vẫn áp dụng kiểu nuôi con theo phương pháp truyền thống và hiển nhiên trong một vài trường hợp khi con mắc bệnh hoặc có biểu hiện khác thường những ông bố bà mẹ này thường sử dụng những mẹo chữa bệnh trong dân gian để trị bệnh ở trẻ. Bên cạnh những lợi ích mang lại thực sự thì có rất nhiều mẹo thực ra không có cơ sở khoa học và chắc chắn không những không giảm bớt bệnh cho con mà còn làm bệnh trầm trọng hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Chữa ho cho trẻ bằng xác thằn lằn và thuốc tàu

Họ là một bệnh lý khá dễ gặp ở trẻ, nhiều ông bố bà mẹ khi thấy con ho ngại sử dụng thuốc tây mà thường nghe theo sự chỉ dẫn của ông bà, người thân xung quanh về việc cho trẻ uống nước thuốc ngâm xác thằn lằn hoặc thuốc tàu để trị họ. Thưc tế đây là một hành động rất nguy hiểm và có thể gây tử vong. Đối với những trẻ được sử dụng bài thuốc dân gian này có thể gây ra tình trạng sốc thuốc, viêm ruột hoại tử và nhiễm trùng máu, ngộ độc hô hấp. Vì thế cha mẹ tuyệt đối không được sử  dụng bài thuốc này để trị bệnh cho con trong bất kỳ trường hợp nào khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Tốt nhất khi con bị ho cha mẹ cần cho con tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe và sử dụng những loại thuốc khi đã được kê đơn.

Trẻ vặn mình là triệu chứng hết sức bình thường

Trẻ vặn mình là triệu chứng hết sức bình thường

Chữa vặn mình bằng nước chanh và lòng trắng trứng

Trẻ sơ sinh thường có triệu chứng vặn mình và đỏ mặt khiến rất nhiều bà mẹ lo lắng. Không ít bà mẹ đã áp dụng các mẹo dân gian với mong muốn con khắc phục được tình trạng nói trên, trong đó có phương pháp chữa vặn mình bằng chanh và lòng trắng trứng. Tuy nhiên, đây là cách điều trị bằng mẹo dân gian hoàn toàn sai lầm có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe cuộc sống của con.

Thực tế chứng vặn mình ở trẻ là hết sức bình thường và hầu hết trẻ sơ sinh nào cũng đều xuất hiện triệu chứng trên. Nhưng chúng sẽ nhanh chấm dứt khi trẻ bước qua giai đoạn 3 tháng đầu, vì thế cha mẹ không cần quá lo lắng cũng như không nhất thiết phải dùng biện pháp gì để chữa chứng vặn mình ở con. Trong một vài trường hợp, trẻ vặn mình cũng có thể là do thiếu canxi, còi xương, cha mẹ nên theo dõi con nếu con chậm nên cân mà vẫn thường xuyên vặn mình thì lúc này nên đưa con tới cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng sức khỏe ở con.

Làm sạch tưa lưỡi cho trẻ bằng mật ong

Cách làm sạch tưa lưỡi ở trẻ bằng mật ong được rất nhiều cha mẹ áp dụng, nhưng cha mẹ có biết việc trẻ sơ sinh dùng mật ong là không được phép. Bởi trong mật ong có nhiều độc tố botulium, tác động lên dây thần kinh cơ, gây liệt. Nếu ngộ độc nặng có thể tử vong. Con trẻ dưới 1 tuổi (đặc biệt dưới 6 tháng) có nguy cơ ngộ độc cao với độc tố này, do vậy không được cho bé dùng mật ong cũng như đánh tưa bằng mật ong. Cha mẹ nên tưa lưỡi cho con bằng những đồ chuyện dụng dành cho trẻ sơ sinh thì sẽ hợp lý hơn.

Nhỏ nước tỏi vào mũi con có thể làm da con bị bỏng rát da

Nhỏ nước tỏi vào mũi con có thể làm da con bị bỏng rát 

Nhỏ nước tỏi vào mũi để trị ngạt mũi

Thực chất tỏi có chứa chất allicin có thể diệt vi trùng nấm và có thể chữa khỏi chứng cảm cúm, nhưng hiện chưa có một công trình nghiên cứu nào đưa ra quy trình điều trị một cách khoa học về việc nước tỏi nhỏ vào mũi có thể trị chứng ngạt mũi. Màng mũi trẻ vốn đã mỏng và nhạy cảm, nếu nhỏ nước tỏi, cay nóng xâm nhập vào sẽ khiến trẻ bị kích ứng mạnh, bỏng rộp niêm mạc mũi, không điều trị kịp thời sẽ có khả năng bị nhiễm trùng, thậm chí là hoại tử da.

Vì thế để đảm bảo sự an toàn và sức khỏe cho con, tốt nhất khi có gặp những triệu chứng gì cha mẹ nên đưa con tới bệnh viên, nếu trong trường hợp sử dụng các phương pháp dân gian thì cần phải tham khảo thật kỹ xem biện pháp đó có phù hợp với trẻ nhỏ hay không để tránh những trướng hợp đánh tiếc xảy ra.

Nguồn: Y học Sài Gòn


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội