Nữ Hộ sinh Pasteur hướng dẫn xử trí trẻ bị sặc sữa

Sặc sữa khiến bé bị sặc sụa, khó thở, tím tái, có thể ngừng thở. Vì vậy, cha mẹ phát hiện trẻ sặc sữa cần cấp cứu nhanh chóng, kịp thời.

Nữ Hộ sinh Pasteur hướng dẫn xử trí trẻ bị sặc sữa

Nguyên nhân sặc sữa ở trẻ sơ sinh là gì?

Các bác sĩ tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ đến các phụ huynh những yếu tố chính gây sặc sữa ở trẻ dưới 1 tuổi như sau:

  • Trẻ bú, ăn không đúng tư thế; cho bú quá no
  • Cho trẻ bú khi đang khóc, đang ho
  • Sữa mẹ nhiều khiến trẻ nuốt không kịp
  • Núm vú cao su có lỗ thông quá rộng khiến sữa chảy nhiều
  • Trẻ sinh non tháng nên phản xạ bú – nuốt kém
  • Trẻ bị dị tật bẩm sinh vùng hầu họng như sứt môi, hở hàm ếch…

“Khi trẻ đang bú hoặc sau bú đột ngột ho mạnh, ọc sữa qua mũi, miệng, sặc sụa, tím tái, trẻ hốt hoảng, khóc thét, cơ thể mềm nhũn hoặc co cứng…” – đây chính là dấu hiệu chính khi con bị sặc sữa mà cha mẹ cần quan tâm vì sặc sữa có thể diễn tiến thành ngừng thở, ngừng tim và tử vong. – giảng viên Cao đẳng Hộ Sinh – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ

 

Chuyên gia y tế chia sẻ các bước cấp cứu sặc sữa ở trẻ sơ sinh

 

Tình huống trẻ sơ sinh còn tỉnh

 

Bước 1: Lập tức gọi hỗ trợ từ người thân, cấp cứu y tế ( gọi điện thoại, bật chế độ loa ngoài và làm theo dướng dẫn). Người cấp cứu có thể ngồi hoặc quì tùy theo điều kiện.

Bước 2: Trường hợp thuận tiện cởi áo của trẻ bộc lộ ngực

Bước 3: Cho trẻ nằm sấp để đầu thấp hơn ngực trên mặt trong cẳng tay tựa vào đùi. Giữ vùng đầu và cằm trẻ ở tư thế thẳng. Tránh gây áp lực lên phần mềm vùng hầu họng

Bước 4: Sử dụng gót bàn tay vỗ lưng 5 lần giữa 2 vai của trẻ theo hướng từ trên xuống dưới ra trước

Bước 5: Sau khi vỗ lưng, dùng cẳng tay còn lại đặt lên lưng trẻ, bàn tay giữ chặt đầu và cổ.

Bước 6: Lật ngửa trẻ một cách cẩn thận (giữ chặt đầu và cổ), giữ trẻ nằm ngửa trên mặt trong cẳng tay tựa vào đùi. Giữ đầu thấp hơn cơ thể.

Bước 7: Ấn ngực 5 lần ở vị trí 1⁄2 dưới xương ức, ngay dưới đường liên vú. Mỗi lần đẩy ngực khoảng 1s, cố gắng tạo áp lực đủ để tống dị vật ra ngoài

Bước 8: Lặp lại chu kì 5 lần vỗ lưng và 5 lần ấn ngực cho đến khi lấy được dị vật hoặc khi trẻ không đáp ứng.


Chuyên gia y tế chia sẻ các bước cấp cứu sặc sữa ở trẻ sơ sinh

 

Trường hợp trẻ bất tỉnh

 

Bước 1: Lập tức gọi hỗ trợ từ người thân, cấp cứu y tế ( gọi điện thoại, bật chế độ loa ngoài và làm theo dướng dẫn). Người cấp cứu có thể ngồi hoặc quì tùy theo điều kiện.

Bước 2: Ngay lập tức Ép tim – Hỗ trợ hô hấp trẻ với kỹ thuật 2 ngón tay (xem hình dưới) với yêu cầu:

Tần số:

  • 30 lần ép tim – 2 lần thổi ngạt (Trường hợp chỉ có 1 mình)
  • 15 lần ép tim – 2 lần thổi ngạt (Trường hợp có ≥ 2 người cấp cứu)

Độ sâu khi ép ngực: 4cm hoặc 1/3 đường kính trước sau của lồng ngực

Mỗi lần chuẩn bị thổi ngạt, kiểm tra vùng miệng họng của trẻ tìm dị vật

+ Trường hợp thấy dị vật có thể dễ dàng lấy ra thì dùng tay lấy dị vật ra, không dùng tay móc mù trong miệng trẻ, có thể làm dị vật tụt sâu hơn.

+ Trường hợp không thấy dị vật hoặc không chắc chắn, tiếp tục cấp cứu

Bước 3: Sau khoảng 2 phút ép tim, gọi cấp cứu 115 trường hợp chưa có ai giúp đỡ.

 

Kỹ thuật hô hấp Miệng – Miệng và Mũi cho trẻ nhỏ

 

Bước 1: Giữ cho đường thở mở với tư thế đầu phù hợp bằng kỹ thuật Ngửa đầu – Nâng cằm

Bước 2: Miệng – Mũi: Hít 1 hơi bình thường, trùm kín và chặt miệng của người cấp cứu lên miệng và mũi của trẻ.

Miệng – Miệng: Hít 1 hơi bình thường, trùm kín và chặt miệng người cấp cứu lên miệng của trẻ. Kẹp chặt cánh mũi với ngón cái và ngón trỏ, gan bàn tay tì lên trán trẻ

Bước 3: Thổi hơi vào trong 1 giây, chú ý quan sát lồng ngực trẻ phồng lên. Lặp lại 2 lần.

Bước 4: Trường hợp lồng ngực không phồng lên, lặp lại động tác ngửa đầu nâng cằm, điều chỉnh tư thế ngửa đầu.

Bước 5: Trường hợp lồng ngực vẫn không phồng lên, chuyển sang kỹ thuật hô hấp miệng miệng (Bước 2)

Cha mẹ cần lưu ý trong quá trình chăm sóc con

Vấn đề xử lý cấp cứu sặc sữa trẻ sơ sinh cần được thực hiện đúng cách sẽ giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.

Thông tin tham khảo nguồn tài liệu cấp cứu nhi khoa thuộc BV Vinmec. Cha mẹ lưu ý, thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, trong quá trình chăm sóc và nuôi con khỏe, khi gặp sự cố y khoa cha mẹ cần liên hệ cấp cứu 115 và nhanh chóng làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý áp dụng các bước cấp cưu khi chưa có bác sĩ hướng dẫn cụ thể!

Nguồn: Giáo dục trẻ thơ tổng hợp và chia sẻ


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội