Những triệu chứng bệnh của trẻ nhỏ cha mẹ cần ghi nhớ

Trẻ nhỏ như “mầm non mới mọc” có thể mắc bệnh bất cứ lúc nào, vì thế cha mẹ cần “thuộc làu” các căn bệnh dễ gặp để phòng tránh nguy hiểm có thể xảy ra.

   Những triệu chứng bệnh của trẻ nhỏ cha mẹ cần ghi nhớ

Những triệu chứng bệnh của trẻ nhỏ cha mẹ cần ghi nhớ

Khi trẻ bị sốt cao

Việc nuôi trẻ chưa bao giờ dễ dàng nếu cha mẹ không năm rõ được những bệnh lý ở con, những căn bệnh mà trẻ nhỏ thường xuyên mắc phải. Sốt cao là căn bệnh phổ biến thường xuyên gặp ở trẻ nhỏ, chúng thường bị sốt do virus trong dạ dày hay nhiễm trùng nhỏ. Tuy nhiên, nếu trẻ nhỏ có dấu hiệu sốt cao thì có thể là dấu hiệu bệnh nặng cần được điều trị. Các thông số cha mẹ cần nắm rõ để biết được mức độ nguy hiểm của bệnh sốt cao là trẻ sơ sinh từ 3-6 tháng tuổi, sốt cao là trên 38°C, với trẻ em trên 6 tháng, sốt cao là trên 39°C là rất nguy hiểm. Chính vì vậy, cha mẹ cần theo dõi và đưa trẻ đi khám kịp thời, nếu trẻ sốt kéo dài hơn 2 ngày thì bạn nên đưa bé đi khám để biết các nguyên nhân gây ra sốt, nếu sốt do nhiễm khuẩn thì bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh. Khi bé bị sốt kèm đau đầu nặng đến mức không mở mắt ra được thì có thể là dấu hiệu bệnh viêm màng não rất nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời của bác sĩ sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng, thậm chí tử vong trong trường hợp sốt cao cho trẻ.

Trẻ đột nhiên khát nước

Cha mẹ cần lưu ý, nếu trẻ yêu cầu được uống thêm nước, đặc biệt là vào ban đêm thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay, vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 1. Căn bệnh này thường xuất hiện ở người dưới 20 tuổi với triệu chứng đặc trưng là khát nước vô độ, trầm trọng kèm theo chứng đi tiểu nhiều, mệt mỏi, tiểu đêm, sụt cân nghiêm trọng.

Cha mẹ không nên coi thường những chứng bệnh ở trẻ nhỏ

Cha mẹ không nên coi thường những chứng bệnh ở trẻ nhỏ

Trẻ đột nhiên khó thở

Để nuôi con khỏe thì cha mẹ nên để ý đến hệ hệ hô hấp và tiêu hóa ở trẻ, nếu trẻ bị sốt thì sẽ thường xuyên gầm ghè kèm theo chứng khó thở. Nhưng nếu trẻ không bị sốt mà việc thở gấp là biểu hiện hàng ngày của trẻ thì bạn nên đưa bé đi khám vì khó thở khi chơi thể thao hoặc vận động là một vấn đề đáng quan tâm, nếu có một âm thanh đặc trưng như tiếng huýt sáo khi bé thở ra thì đó có thể là dấu hiệu rõ ràng của bệnh hen suyễn.

Đau bụng kéo dài

Trẻ thường xuyên than kêu đau bụng để trốn học hoặc trốn ăn những món mà bé không thích. Nhưng nếu trẻ bị đau bụng thật và đau nặng khiến cả tuần bé cứ liên tục than đau bụng thì bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa. Nếu cơn đau nằm ở vị trí bụng thấp bên phải kèm theo ốm, nôn mửa, tiêu chảy và mềm bụng thì đó có thể là dấu hiệu viêm ruột thừa. Chính vì vậy, bạn nên mang trẻ đi khám để sớm có biện pháp chữa trị kịp thời cho trẻ.

Bị đau khi đi tiểu

Cha mẹ nên để ý nếu bé than phiền bị đau mỗi khi đi tiểu thì rất có thể đó là dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu, nếu không có sự can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến sẹo thận. Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ xuất hiện các triệu chứng như sốt, nôn ói, cáu gắt, biếng ăn, khi lớn hơn thì thường xuyên bị mót tiểu, có mùi hôi,..Ngoài ra, trẻ bị đau khi đi tiểu có thể do bị kích ứng hoặc chấn thương ở bộ phận sinh dục. Ở các bé gái, bị đâu khi đi tiểu có thể là nhiễm trùng âm hộ do dị ứng sữa tắm, do đó bạn nên  đưa trẻ đi khám ngay nếu bé bị đau khi đi tiểu hoặc không thể đi tiểu, đi tiểu khó khăn.

Bất kì một triệu chứng bệnh nào mẹ cũng không nên bỏ qua

Bất kì một triệu chứng bệnh nào mẹ cũng không nên bỏ qua

Ngoài ra, các chứng bệnh như nôn ói, sốt phát ban ở trẻ,…mẹ cũng cần lưu ý theo dõi để có phương pháp phòng ngừa và điều trị tốt nhất, tránh được các nguy hiểm có thể xảy ra. Nếu không có kinh nghiêm chăm con thì cha mẹ có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc cập nhật thông tin trên các trang Tin tức y tế để biết cách chăm sóc con tốt nhất.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội