Mách mẹ những cách giúp trị chứng đái dầm ở trẻ nhỏ

Đái dầm là chứng bệnh thường gặp ở trẻ em tầm dưới 5 tuổi, tuy nhiên, trẻ lớn vẫn có nguy cơ mắc chứng bệnh này.

Đái dầm là một chứng khá phổ biến ở trẻ nhỏ

Đái dầm là một chứng khá phổ biến ở trẻ nhỏ

Chứng đái dầm của trẻ là vấn đề khiến nhiều cha mẹ đau đầu và cảm thấy mệt mỏi khi hàng đêm thường xuyên phải thức giấc vì con tè dầm. Hiện nay có rất nhiều phương pháp được đưa ra nhằm đối phó với chứng bệnh này, nhưng để trị được gốc rễ cha mẹ cần biết nguyên nhân vì sao trẻ hay đái dầm vào ban đêm.

Nguyên nhân chứng tè dầm ở trẻ

Phần lớn trẻ thường bị đái dầm vào ban đêm, giữa giấc ngủ, lúc này trẻ không tự chủ được việc vệ sinh nên thường bị đái dầm. Chứng đái dầm đa phần xảy ra ở trẻ từ 1 đến 3 tuổi, càng lớn chứng đái dầm của trẻ sẽ hạn chế hơn. Tuy nhiên với nhiều trẻ chứng đái dầm vẫn còn kéo dài đến lúc trẻ 6- 7 tuổi, nếu chứng đái dầm xảy ra nhiều và kéo dài hơn thì lại được gọi là bệnh đái dầm, đa phần lúc này trẻ đã bị mắc các bệnh lý ở con.

Nguyên nhân chủ yếu của chứng đái dầm là do ban đêm nước tiểu với lượng lớn được tích tụ lại khiến bàng quang căng ra và cần được bài tiết ra bên ngoài. Khi bàng quang đã đầy nước tiểu mà trẻ vẫn chưa thức giấc sẽ dẫn đến đái dầm.

Còn nguyên nhân của bệnh đái dầm là do sự phát triển chậm của hệ thống thần kinh và nội tiết dẫn đến trẻ không thể điều chỉnh được lượng nước tiểu hoặc là do bàng quang quá nhỏ, vấn đề về mặt sinh lý, stress…

Có thể thấy nguyên nhân gây ra chứng bệnh này không phải là do lỗi của trẻ. Nên bố mẹ không nên đánh hay la mắng, đánh khi con trót đái dầm vào ban đêm, trong trường hợp này để hạn chế chứng đái dầm cha mẹ có thể áp dụng nhiều cách khác nhau.

Nguyên nhân gây ra chứng đái dầm ở trẻ nhỏ da do chế độ ăn uống

Nguyên nhân gây ra chứng đái dầm ở trẻ nhỏ đa phần do chế độ ăn uống

Một vài cách hạn chế chứng đái dầm ở trẻ

Tuy theo từng nguyên nhân trẻ bị mắc chứng đái dầm mà cha mẹ cần có cách điều trị và chữa trị khác nhau. Hoặc cha mẹ cũng có thể áp dụng một vài cách sau để trị chứng đái dầm ở con.

Xem lại lượng nước

Chính vì lượng nước cung cấp cho trẻ ban ngày quá nhiều nên cần giảm thiểu chúng lúc về đêm. Đặc biệt sau khi ăn tối xong chỉ nên cho trẻ uống tối đa một cốc nước. Nếu món ăn buổi tối toàn đồ lạnh thì tốt nhất hãy cho trẻ uống nước ấm sau khi ăn tối.

Tập cho trẻ thói quen đi tiểu

Cố gắng tập cho trẻ thói quen đi tiểu vào ban ngày. Làm vậy sẽ giúp cho nước tiểu không bị tích tụ trong bàng quang. Cha mẹ không nên đánh thức con nửa đêm khi con đang ngủ để đi tiểu vì như thế sẽ phá hỏng giấc ngủ của trẻ, không những thế điều này còn khiến cho sự bài tiết nước tiểu và hoạt động của bàng quang trở nên xấu đi. Thói quen đánh thức trẻ trong lúc ngủ gây ra hậu quả xấu.

Tập thói quen cho trẻ nhất định phải đi vệ sinh trước khi đi ngủ

Hãy tập thói quen cho bé đi “tè” trước khi đi ngủ để bé không bị tè dầm và lâu dần trẻ sẽ không còn bị đái dầm vào ban đêm.

Qua đây cha mẹ có thể hiểu rằng nguyên nhân gây ra chứng đái dầm ở trẻ không phải do cách giáo dục hay kỹ năng chăm sóc con cái của bố mẹ không tốt cũng không phải do trẻ thiếu ý thức. Cách duy nhất cha cần làm là hãy xem lại thói quen sinh hoạt hàng ngày trong gia đình mình rồi từ từ để trẻ khắc phục những hạn chế đó.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội