Lạnh 10 độ C, cần làm gì khi trẻ bị cảm lạnh?

Thời tiết miền Bắc có thời điểm lạnh buốt với mức nhiệt hạ xuống dưới 10 độ C. Vậy khi lạnh 10 độ C, cần làm gì khi trẻ bị cảm lạnh?

 

 

Cần làm gì khi trẻ bị cảm lạnh?

Cảm lạnh có triệu chứng gì?

 

Theo chia sẻ từ kinh nghiệm của các giảng viên Cao đẳng Hộ Sinh Hà Nội tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur thì với những trường hợp trẻ có sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu thì cần được điều trị kịp thời để tránh dẫn đến biến chứng không mong muốn. Trong đó, cha mẹ cần nhớ các triệu chứng cảm lạnh ở trẻ như sau: 

  • Hắt xì hơi nhiều
  • Sổ mũi
  • Chảy nước mắt
  • Ngứa, đau họng
  • Cơ thể khó chịu, mệt mỏi
  • Sốt (có thể có hoặc không)
  • Có thể nôn mửa hoặc tiêu chảy

Lưu ý, mùa đông khi thời tiết thay đổi thất thường là yếu tố thuận lợi khiến trẻ dễ mắc cảm lạnh. Vậy cảm lạnh có biến chứng gì?

 

Trẻ bị cảm lạnh có nguy hiểm không?

Cảm lạnh có gây biến chứng không?

 

Chia sẻ tại mục bệnh của con, các giảng viên Cao đẳng Hộ Sinh cho biết: Khi trẻ bị cảm lạnh, trong nhiều trường hợp có thể gặp phải những biến chứng như:

  • Viêm họng: trẻ từ 6 – 15 tháng tuổi bị cảm do lạnh có thể dẫn đến viêm họng với những dấu hiệu cảnh báo như sưng họng đỏ amidan, đau họng, vùng vòm họng xuất hiện những nốt đỏ,…
  • Viêm tai cấp tính: đây là một trong những biến chứng thường gặp của cảm lạnh nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.
  • Viêm xoang: khi trẻ bị cảm do lạnh có thể gặp phải tình trạng tắc nghẽn xoang mũi, điều này khiến virus có điều kiện phát triển và dẫn tới nhiễm trùng xoang mũi, viêm xoang. 
  • Viêm phổi: đây là dạng biến chứng tương đối nguy hiểm. Do đó, nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nào như sốt cao, thở nhanh, ho nhiều,… thì nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị. 

 

Trẻ bị cảm lạnh, cha mẹ cần làm gì?

 

5 mẹo nhỏ dưới đây là kinh nghiệm nuôi con khỏe của các mẹ thông thái hiện nay. Cha mẹ có thể tham khảo khi trẻ bị cảm lạnh như sau:

Cho trẻ nghỉ ngơi

Cha mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi vì trẻ đang ốm nên rất mệt mỏi và khó chịu trong người. Với trẻ trên 6 tuổi cha mẹ có thể xin nghỉ học vài ngày cho con giúp phòng tránh lây cảm cho các bạn cùng lớp.

 

Cải thiện các triệu chứng, hạ sốt

Khi con sốt trên 38.5 độ C thì cha mẹ cần hạ sốt cho con, với trường hợp sốt nhẹ cha mẹ dùng các biện pháp khác nhau giúp con giảm thân nhiệt. Đặc biệt, cha mẹ không tự ý dùng thuốc kháng sinh vì có thể gây tình trạng lạm dụng kháng sinh ở trẻ nhỏ.

 


Trẻ bị cảm lạnh cần được vệ sinh mũi sạch sẽ

Bổ sung nhiều nước cho trẻ

Phụ huynh nên bổ sung nhiều nước cho trẻ và cho trẻ ăn các thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu như súp, cháo,… sẽ giúp con tránh bị mất nước

 

Vệ sinh mũi cho trẻ 

Khi trẻ bị cảm lạnh, đôi khi sẽ gặp phải tình trạng nghẹt mũi hay khó thở, khi đó mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ.

 

Nếu dùng thuốc nhỏ mũi, cha mẹ cần tham vấn y khoa bởi bác sĩ chuyên khoa nhi trước khi sử dụng cho con.

 

Cho trẻ ngủ đủ giấc

Trẻ đang mắc cảm lạnh cần được ngủ đủ giấc mỗi ngày để cơ thể có thể nhanh chóng phục hồi. Tùy thuộc vào độ tuổi nhưng thông thường trẻ cần ngủ từ ít nhất 8 – 12 tiếng mỗi đêm. 

 

Theo giáo dục trẻ thơ tổng hợp


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội