“Điểm mặt chỉ tên” những căn bệnh trẻ hay mắc vào mùa đông

Vào mùa đông sức đề kháng của trẻ còn yếu nên rất nhạy cảm với thời tiết. Vì vậy cha mẹ hết sức cẩn trọng và có biện pháp phòng tránh căn bệnh phổ biến cho bé.

Thời tiết khí hậu mùa đông là điều kiện thuận lợi để trẻ rất dễ mắc bệnh

Thời tiết khí hậu mùa đông là điều kiện thuận lợi để trẻ rất dễ mắc bệnh

Trẻ nhỏ luôn là đối tượng dễ mắc bệnh nhất, đặc biệt với thời tiết khắc nhiệt mùa đông ở miền Bắc. Vì thế để sức khỏe của con không bị ảnh hưởng trong thời gian này cha mẹ nên bỏ túi một vài  kinh nghiệm phòng, tránh những căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ trong thời tiết mùa đông.

Cảm lạnh

Một trong những bệnh con thường gặp nhất  vào mùa đông đó chính là bệnh cảm lạnh. Thông thường, bệnh do một số siêu vi trùng ở mũi và họng gây ra và làm trẻ sổ mũi, ho sơ sơ và có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày mà không cần dùng kháng sinh. Bệnh dễ lây lan ở môi trường tập chung đông trẻ em như lớp học, trường mẫu giáo và các địa điểm công cộng. Vì thế cha mẹ cần hạn chế đế con tiếp  xúc trong những môi trường này.

Viêm mũi

Bệnh xuất hiện sau khi bị nhiễm lạnh, có triệu chứng ngứa lỗ mũi khiến trẻ hay dụi tay lên mũi và chảy nước mũi nhiều, có thể sốt hoặc không. Khi bị viêm mũi trẻ thường khó chịu, ngủ không yên giấc, nghẹt mũi gây thở khò khè, phải thở bằng miệng. Hiện tượng viêm mũi tái đi tái lại nhiều lần có thể là dấu hiệu của bệnh V.A, Amiđan. Khi bị viêm mũi, mẹ nên hàng ngày vệ sinh sạch mũi cho con và nhỏ thuốc để con không khó chịu cũng như bệnh nhanh chóng khỏi hơn.

Cha mẹ cần nắm vững kiến thức sử lý khi con mắc bệnh

Cha mẹ cần nắm vững kiến thức sử lý khi con mắc bệnh 

Viêm họng cấp

Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, kèm theo sốt, khàn tiếng. Nguyên nhân gây bệnh là loại vi khuẩn liên cầu tan máu beta nhóm A. Bệnh có thể gây đau khớp, biến chứng dẫn đến bệnh thấp tim ở trẻ em. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở trẻ từ 1 đến 3 tuổi.

Viêm phế quản

Viêm phế quản là biến chứng của ho, sốt. Tốt nhất sau vài ngày sử dụng thuốc mà không thấy bệnh của con có sự tiến triển thì cha mẹ nên đưa con tới các trung tâm y tế để khám và kiểm tra tình trạng sức khỏe. Viêm phế quản để lâu có thể biến chứng bội nhiễm vi trùng gây viêm phế quản – viêm phổi rất nguy hiểm.

Tiêu chảy

Tiêu chảy mùa đông thường do rotavirus gây ra, thường gặp ở trẻ em và chỉ kéo dài trong 3 – 7 ngày. Trẻ bị bệnh có các biểu hiện sốt nhẹ, quấy khóc, hơi mệt, nôn, tiêu chảy… Nếu không điều trị kịp thời bằng cách bù dịch sẽ xuất hiện triệu chứng mất nước, nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh dễ phát sinh thành dịch do nguy cơ lây chéo cao. Tình trạng lây chéo không chỉ xảy ra ở bệnh viện mà còn xảy ra ở gia đình. Cha mẹ cần nhớ khi trẻ bị tiêu chảy phải bù điện giải cho trẻ, tốt nhất là bằng nước oresol, tuyệt đối không dùng kháng sinh. Khi trẻ bị tiêu chảy, vẫn phải cho trẻ ăn uống bình thường, không nên kiêng khem.

Tốt nhất nên cho con tới cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng bệnh

Tốt nhất nên cho con tới cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng bệnh

Bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay là căn bệnh rất nguy hiểm và cũng lây lan rất nhanh ở trẻ nhỏ. Bệnh thường do virus gây ra gây ngứa ngáy ở các vết phồng rộp trong lòng bàn tay, bàn chân và trong miệng, bệnh dễ chuyển biến thành sốt cao, chảy nước mũi và đau họng. Khi đến mùa dịch cha mẹ cần vệ sinh nơi ở cho con thật sạch sẽ, quần áo cần được phơi khô ráo, thức ăn của trẻ cần được đảm bảo. Khi cha mẹ đã nắm vững kinh nghiệm chăm sóc con cái thì có thể hoàn toàn yên tâm về sức khỏe của con.

Với thời tiết khí hậu mùa đông khá lạnh và ẩm ướt, đây sẽ là cơ hội để cho các loại bệnh dịch cũng như virut bùng phá,t vì thế trong khoảng thời gian này cha mẹ cần chăm sóc, chú ý đến chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt của con để con có một cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt nhất.

Nguồn: giaoductretho.net

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội