Chỉ cha mẹ cách phòng tránh bệnh viêm phế quản cho trẻ vào mùa lạnh

Thời tiết chuyển lạnh rất dễ khiến trẻ nhỏ mắc bệnh viêm phế quản, do đó các bậc làm cha làm mẹ phải có biện pháp giúp con nhỏ phòng tránh được căn bệnh này.

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phế quản

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản là căn bệnh trẻ em rất thường gặp vào mùa lạnh, khiến cho trẻ ho nhiều, nếu không được điều trị sớm, để tình trạng bệnh kéo dài có thể gây viêm nhiễm, lan xuống nhu phổi gây viêm phổi và nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh viêm phế quản

  • Nhiễm trùng: Viêm phế quản cũng giống những căn bệnh trẻ em thường gặp khác như bệnh cúm, ho gà, viêm họng… đều là do vius gây ra. Bên cạnh đó, nó cũng có thể được gây nên bởi các vi trùng khác, chẳng hạn như nấm men, vi khuẩn hoặc một loại nấm.
  • Môi trường bị ô nhiễm: Môi trường không khí bị ô nhiễm có nhiều hóa chất nguy hiểm, bụi bặm, ô nhiễm là những nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh viêm phế quản. Dụng cụ đồ nội thất có sơn, sơn tường hoặc thảm trong nhà có thể mang những chất độc hại, không thường xuyên vệ sinh, khiến cho trẻ bị viêm phế quản.
  • Khói thuốc lá: Trẻ con khi tiếp xúc với khói thuốc lá sẽ có nguy cơ cao mắc phải viêm phế quản cũng như các bệnh về đường hô hấp khác.
  • Do các bệnh lý khác: Trẻ có khả năng cao mắc phải viêm phế quản cấp tính nếu như bé đang mắc phải một căn bệnh khác như: Viêm amidan, hen suyễn, dị ứng hoặc bệnh tim.
  • Thời tiết chuyển lạnh đột ngột: Thời tiết lạnh là môi trường thuận lợi cho nhiều loại virus gây bệnh phát triển, trong đó có bệnh viêm phế quản, thời tiết chuyển lạnh đột ngột nếu cha mẹ không kịp thời giữ ấm cho trẻ cũng rất dễ khiến trẻ bị viêm phế quản.

Bên cạnh đó, việc cho trẻ tắm quá lâu tắm nước quá lạnh, ngồi điều hòa hay đứng trước máy lạnh sai cách cũng là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh viêm phế quản.

Biểu hiện của bệnh viêm phế quản ở trẻ

Theo chia sẻ từ chuyên mục sức khỏe gia đình cho biết, khi trẻ mắc bệnh viêm phế quản, theo từng giai đoạn sẽ xuất hiện những triệu chứng như:

Giai đoạn đầu: đây là giai đoạn bệnh khởi phát, trẻ mắc bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng điển hình như sốt nhẹ, ho khan, ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi và hay quấy khóc..

Giai đoạn phát triển của bệnh: Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu sốt nặng hơn, xuất hiện hiện tượng thở khò khè hoặc thở bằng miệng. Da bé tím tái, xanh xao. Xuất hiện những biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ.

Giai đoạn nguy hiểm: Bệnh ở giai đoạn này có dấu hiệu trở nặng, kèm theo hiện tượng sốt cao trên 38 độ, chân tay yếu, mềm, mệt mỏi, môi và da khô, chảy mồ hôi, bỏ ăn và khó thở. Bé ho theo cơn kéo dài (gần giống như ho gà hoặc ho lao), có thể có đờm. Bé thở khò khè hoặc thở bằng miệng, lồng ngực hoạt động mạnh. Da bé xanh xao, môi và đầu ngón tay, ngón chân tím tái. Trẻ hay bị nôn, tiêu chảy. Nặng hơn sẽ có những biểu hiện về thần kinh như nằm li bì, có thể hôn mê và có những cơn co giật. Mạch bé yếu nhưng tim đập nhanh. Ở giai đoạn này, các bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời, tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra với trẻ.

Cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản vào mùa lạnh cho trẻ

Phòng ngừa bệnh viêm phế quản cho trẻ khi trời lạnh

Phòng ngừa bệnh viêm phế quản cho trẻ khi trời lạnh

Để phòng ngừa hiệu quả bệnh viêm phế quản cho trẻ khi thời tiết chuyển lạnh, các bậc làm cha làm mẹ cần phải lưu ý:

  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là với những trẻ dưới 1 tuổi và hạn chế cho trẻ ra ngoài trời.
  • Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bởi vì trong sữa mẹ có rất nhiều chức năng đối với sức khỏe của trẻ, sữa mẹ chứa tất cả các dưỡng chất như chất đạm, chất bột đường, vitamin và khoáng chất, và các yếu tố vi lượng cần thiết cho con phát triển khỏe mạnh, giúp tăng sức đề kháng cho con.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Thiếu chất dinh dưỡng làm giảm sức đề kháng nên trẻ rất dễ mắc các bệnh theo mùa. Do đó để nuôi con khỏe mạnh, cha mẹ cần phải bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho con.
  • Cho cách ly trẻ với người bị bệnh về đường hô hấp và các bệnh lây nhiễm virus cũng là cách giúp bé phòng bệnh viêm phế quản…
  • Tránh các tác nhân gây dị ứng, tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá,những hóa chất hoặc lông của thú nuôi như chó, mèo…
  • Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, phòng ngủ của trẻ, giữ môi trường xung quanh bé được thông thoáng, tránh ẩm thấp và không có gió lùa trực tiếp.
  • Cho bé uống nước đầy đủ mỗi ngày để không bị sung huyết, nước ấm sẽ giúp làm sạch đờm nhớt ở phế quản giúp trẻ đỡ đau rát và dễ thở hơn.

Khi trẻ có những biểu hiện của bệnh, cha mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ, khi muốn sử dụng thuốc cho trẻ cần được tham khảo ý kiến của bác sĩ và phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ đưa ra.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội