Biểu hiện lâm sàng và cách điều trị cơn tím ở trẻ em

Cơn tím là hiện tượng khó thở dữ dội và tím tái nặng thường xảy ra ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ bị tứ chứng Fallot hoặc dị tật tim bẩm sinh phức tạp.

Biểu hiện lâm sàng và cách điều trị cơn tím ở trẻ em

Biểu hiện lâm sàng và cách điều trị cơn tím ở trẻ em

Trong tứ chứng Fallot, do bốn dị tật tim bẩm sinh (Thông liên thất, Hẹp van động mạch phổi, dày thất phải, Động mạch chủ cưỡi ngựa trên vách liên thất) nên máu cung cấp cho cơ quan không bão hòa được oxy gây nên hiện tượng xanh tím môi và đầu chi ở trẻ. Đây là một trong những nguyên nhân nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong ở trẻ mà các bậc cha mẹ không nên bỏ qua.

Lâm sàng của cơn tím ở trẻ em

Việc nhận biết các biểu hiện bệnh của con là một trong những cách cha mẹ đang bảo vệ những “thiên thần” của mình. Đặc biệt đối với căn bệnh nguy hiểm như cơn tím ở trẻ em, cha mẹ nhận biết thông qua các đặc điểm sau:

– Thời gian xuất hiện cơn tím vào sáng sớm (sau một giấc ngủ dài), sau gắng sức (khóc, đi tiêu…), khi sốt, ói, tiêu chảy. Mức độ cơn tím, tư thế hay phương pháp làm giảm cơn tím (tư thế gối ngực, ngồi xổm)…

– Khám lâm sàng:

  • Tím tăng nhiều, SaO2 giảm.
  • Thở nhanh và sâu.
  • Khám tim có nhịp tim thường không tăng, âm thổi tâm thu dạng phụt của hẹp động mạch phổi giảm hoặc biến mất.
  • Kích thích, vật vã, lơ mơ, có thể co giật do giảm oxy não.

– Các xét nghiệm cận lâm sàng có thể thực hiện:

  • Công thức máu (lấy máu tĩnh mạch). Chú ý tình trạng cô đặc máu và giảm tiểu cầu.
  • ECG khi tình trạng tạm ổn (hết cơn tím).
  • X quang tim phổi thẳng có biểu hiện phổi sáng, tuần hoàn phổi giảm.
  • Để xác định tật tim bẩm sinh chỉ định siêu âm tim nếu bệnh nhân chưa được thực hiện trước đó.

– Chẩn đoán xác định:

  • Lâm sàng với biểu hiện tím tái tăng nhiều đột ngột, thở nhanh sâu, vật vã kích thích, SaO2 giảm.
  • Tuần hoàn phổi giảm khi làm X quang tim phổi.
  • Siêu âm tim: Tật tim bẩm sinh có hẹp đường thoát thất phải và thông liên thất.

Điều trị cơn tím ở trẻ em như thế nào?

Để bảo vệ sức khỏe của con, cha mẹ cần cho con đi khám ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh. Tùy theo từng trường hợp, các bác sĩ sẽ có hướng điều trị khác nhau. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo thông tin điều trị cơn tím ở trẻ em theo chi sẻ của bác sĩ, đồng thời là giảng viên của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur như sau:

Điều trị cơn tím ở trẻ em theo chỉ dẫn của bác sĩ

Điều trị cơn tím ở trẻ em theo chỉ dẫn của bác sĩ

– Nguyên tắc điều trị:

  • Tăng oxy ở máu động mạch.
  • Tăng lượng máu lên phổi.
  • Giảm kích thích (giảm thở nhanh sâu, giảm tiêu thụ oxy).

– Cấp cứu theo từng bước sau:

  • Giữ trẻ ở tư thế gối – ngực. Giữ trẻ nằm yên không bị kích thích.
  • Thở oxy qua mặt nạ có túi dự trữ với lưu lượng 6 – 10 lít/phút.
  • Cho dùng morphin 0,1 mg/kg đường tiêm bắp hoặc tiêm dưới da hoặc Diazepam 0,1 – 0,4 mg/kg tiêm mạch chậm.
  • Truyền dịch điện giải khi HCT trên 60%.
  • Tiêm mạch Bicarbonate natri 0,5 – 1 mEq/kg khi có tím tái nặng kéo dài.
  • Propranolol chỉ định khi thất bại với các biện pháp trên 0,05 – 0,1 mg/kg tiêm mạch chậm (tổng liều không trên 1 mg). Tổng liều được pha trong 10 ml dịch và trên 50% bolus tiêm mạch. Liều còn lại tiêm mạch châm trong vòng 5 đến 10 phút nếu liều đầu chưa hiệu quả.

– Điều trị dự phòng:

  • Bổ sung sắt nguyên tố 10 mg mỗi ngày để làm tăng nồng độ hemoglobin trung bình của hồng cầu (MCHC), tăng khả năng chuyên chở oxy của hồng cầu.
  • Propranolol 1 – 4 mg/kg/ngày, chia 2 – 3 lần, uống (không hiệu quả trong trường hợp không lỗ van động mạch phổi).
  • Giữ ống động mạch mở bằng prostaglandin E1 (0,05 – 0,2 µg/kg/phút) ở thời kỳ sơ sinh cho đến lúc phẫu thuật.
  • Chú ý hăm sóc răng miệng và điều trị các ổ nhiễm trùng (nếu có).

– Điều trị phẫu thuật:

  • Triệt để khi đúng chỉ định và nếu có thể.
  • Tạm thời tạo shunt chủ – phổi trong trường hợp không hoặc chưa cho phép làm phẫu thuật triệt để ngay.

Sức khỏe con trẻ phụ thuộc khá lớn vào việc chăm sóc của các cha mẹ, do đó việc trang bị cho mình những kiến thức cần thiết sẽ giúp các cha mệ không chỉ chăm sóc tốt cho bản thân mà còn giúp con khỏe mạnh, lớn lên từng ngày.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội