Những điều mẹ cần biết về rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Rối loạn tiêu hoá ở trẻ không chỉ ảnh hưởng tới dinh dưỡng, sự phát triển của bé mà còn khiến cha mẹ lao tâm khổ tứ.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là một trong những chứng bệnh phổ biến ảnh hưởng đến sự phát triển của con

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là một trong những chứng bệnh phổ biến ảnh hưởng đến sự phát triển của con

Nếu không chữa trị dứt điểm rất có thể dẫn đến tình trạng viêm, tổn thương đường ruột mãn tính gây tái phát thường xuyên. Tuy nhiên, rối loạn tiêu hoá không đáng lo ngại nếu được điều trị sớm và đúng phương pháp.

Nguyên nhân rối loạn tiêu hoá ở trẻ

Trong giai đoạn con đang lớn khi trẻ bắt đầu ăn dặm, do hệ vi sinh chưa hoàn thiện dễ dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng tiêu hóa, thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn khiến vi khuẩn gây bệnh phát triển, khi đó trẻ trở nên lười ăn, hay nôn, tiêu chảy…

Trẻ dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài. Kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn cả vi khuẩn có lợi. Vào thời điểm này, vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển mạnh hơn, gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Chế độ ăn uống không hợp lý, giàu đường đạm béo, nhưng ít xơ, vitamin và khoáng tố. Bé chơi đồ chơi, tiếp xúc với thú vật, đồ dùng bám vi khuẩn, sau khi đi vệ sinh không rửa tay… chính là nguy cơ tiềm ẩn gây nên chứng rối loạn tiêu hóa. Rối loạn tiêu hoá cũng là triệu trứng của một số bệnh như viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm ruột… ở trẻ. Đây đều được cho là những nguyên nhân chính dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ và một vài căn bệnh ở con khác.

Dấu hiệu nhận biết rối loạn tiêu hoá ở trẻ

Khi rối loạn tiêu hoá, trẻ thường có 2 biểu hiện thường gặp nhất chính là nôn và tiêu chảy. Tuỳ vào thể trạng từng trẻ sẽ có thêm các triệu trứng khác như đi ngoài nhiều lần, phân sống, có mùi tanh và sủi bọt hoặc phân lổn nhổn,tiêu chảy hay táo bón kèm theo đầy bụng, khó chịu, ợ hơi, da xanh, nhợt nhạt, chậm tăng cân, còi cọc… Đặc biệt, khi trẻ rối loạn tiêu hóa cha mẹ cần chú ý đến vấn đề mất nước ở trẻ với các biểu hiện hàng đầu như khát, môi khô, khóc không có nước mắt, tiểu ít đi…

Để hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ, cha mẹ cần tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi vui chơi, tiếp xúc với động vật, đi vệ sinh… Tránh cho trẻ ngậm, mút tay, đưa đồ chơi không sạch vào miệng. Vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ hằng ngày và vệ sinh đồ chơi cho trẻ 2 lần/tuần. Người lớn hay chăm sóc, tiếp xúc với trẻ cần giữ gìn vệ sinh thân thể, đặc biệt là bàn tay.

Điều chỉnh cho trẻ chế độ ăn uống hợp lý, khoa học và lành mạnh. Phải cân đối giữa các chất dinh dưỡng bao gồm đạm, chất bột đường, chất béo và đảm bảo đủ các vitamin và khoáng chất. Tăng cường cho trẻ vận động, chạy nhảy, chơi bóng, đạp xe…

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa cần được điều trị ngay để không ảnh hưởng đến sự phát triển của con

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa cần được điều trị ngay để không ảnh hưởng đến sự phát triển của con

Cách chăm sóc và điều trị rối loạn tiêu hoá ở trẻ

Rối loạn tiêu hóa nếu không được điều trị đúng cách và để lâu sẽ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ lười ăn, còi cọ và cơ thể thiếu sức đề kháng nên dễ mắc nhiều bệnh khác. Vì thế ngay từ khi phát hiện con bị rối loạn tiêu hóa mẹ cần có những cách phòng và điều trị sau:

  • Mẹ massage quanh vùng rốn để làm giảm cảm giác đầy chướng cho trẻ.
  • Cho trẻ ăn những thực phẩm từ gạo có chứa nhiều tinh bột dễ tiêu hóa.
  • Các bữa ăn của trẻ cần có rau xanh, bởi rau xanh với hàm lượng chất xơ sẽ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh và đào thải những thực phẩm không tiêu hóa tốt.
  • Cho con ăn nhiều chuối, thịt gà, ngũ cốc, sữa chua để tốt cho hệ tiêu hóa cũng như đảm bảo sức khỏe và sự phát triển ở con.
  • Cho bé uống uống nhiều nước, tránh các thức ăn làm trẻ bị tiêu chảy nhiều hơn Cung cấp các loại vitamin và acid amin thiết yếu giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Đối với trẻ đang bú mẹ cần tăng số lần bú vì trong sữa mẹ có nhiều dưỡng chất và kháng thể rất tốt. Với những bé lớn hơn, mẹ nên tạm thời giảm lượng sữa động vật và đường lactose trong sữa.
  • Cho trẻ bổ sung men vi sinh có ích để ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Áp dụng đầy đủ những cách trên giúp mẹ đẩy lùi được chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ một cách nhanh và hiệu quả nhất.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội