Dấu hiệu và cách chữa trị bệnh viêm ruột thừa ở trẻ nhỏ

Đối với trẻ nhỏ, viêm ruột thừa ở trẻ nhỏ là bệnh nguy hiểm, tiến triển rất nhanh. Do vậy việc phát hiện và chẩn đoán sớm để có cách điều trị kịp thời là điều rất thiết.

Dấu hiệu và cách chữa trị bệnh viêm ruột thừa ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu và cách chữa trị bệnh viêm ruột thừa ở trẻ nhỏ

Bệnh viêm ruột thừa là hiện tượng phần ruột thừa bị viêm và lên mủ, khiến trẻ có cảm giác đau, khó chịu. Đau ruột thừa thường bắt đầu từ vùng xung quanh rốn và dần dần chuyển sang phần bụng dưới, bên phải. Trẻ bị viêm ruột thừa nếu không được điều trị kịp thời có thể xảy ra biến chứng như vỡ, áp-se ruột thừa, nặng hơn có thể dẫn tới tử vong do nhiễm trùng.

Nguyên nhân gây viêm ruột thừa ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân bệnh viêm ruột thừa ở trẻ em trong đó điểm khởi phát là do lòng ruột thừa bị tắc, làm ứ đọng dịch tiết và tăng áp lực trong lòng ruột thừa dẫn đến thành ruột thừa bị thiếu máu ngày càng nặng dần và hình thành nhiễm trùng do các chủng có ở manh tràng gồm các vi khuẩn Gram (-) (Coli, Klebsiella, Pseudomonas, Enterobacter), cầu khuẩn đường ruột và các vi khuẩn yếm khí (Bacteroide fragilis). Đây cũng là thông tin giúp các bậc phụ huynh có cách nuôi con khỏe phù hợp.

Dấu hiệu bệnh viêm ruột thừa ở trẻ em

Một trong những dấu hiệu của trẻ bị viêm ruột thừa là cảm thấy đau bụng vùng quanh rốn, hố chậu phải, sốt nhẹ, trướng bụng, buồn nôn và nôn, tiêu lỏng. Trong đó, triệu chứng điển hình nhất là đau vùng bụng dưới bên phải.

Trẻ bị viêm ruột thừa nếu quan sát sẽ thấy môi bé rất khô, đó là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng. Phần lớn trẻ sốt từ 380C – 3805 C nhưng nhiều trẻ chỉ khi đoạn ruột thừa viêm bị vỡ ra mới sốt. Ngoài ra, bé sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn, bụng trướng do ruột bị kích thích kèm theo buồn nôn, nôn ói…

Các triệu chứng trên có thể xuất hiện không đầy đủ. Do đó, nếu thấy trẻ đau bụng nhiều, không giảm sau 1 – 2 giờ kèm theo nôn, đi lỏng, sốt cần đưa bé đến ngay bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và theo dõi. Ngoài ra, phụ huynh tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc giảm đau cho trẻ nếu bé đau bụng trong khi chưa xác định được nguyên nhân, vì thuốc có thể làm mất các triệu chứng bệnh và gây khó khăn cho việc chẩn đoán của bác sĩ cũng như nguy hiểm đến trẻ.

Mổ viêm ruột thừa

Khi đưa trẻ đến bệnh viện, bác sĩ sẽ kiểm tra và xem mức độ viêm của ruột thừa để quyết định hình thức mổ. Nếu là viêm ruột thừa cấp (là hiện tượng ruột thừa mới chớm viêm trong vòng 6 tiếng), viêm ruột thừa mủ thì khả năng biến chứng sau mổ là rất thấp. Nhưng đối với các trường hợp viêm phúc mạc ruột thừa, viêm ruột thừa đã xảy ra biến chứng khiến mủ lan tràn khắp ổ bụng thì hiện tượng tắc ruột do các dây dính tạo thành sau mổ là rất cao, thậm chí nhiều trường hợp tắc ruột phải mổ lại để gỡ các dây dính này.

Nhiều nghiên cứu về sức khỏe cũng như bệnh của con cho thấy không có sự khác biệt giữa mổ mở và mổ nội soi về mặt biến chứng. Nhưng mổ ruột thừa nội soi là một phương pháp mới trong tiếp cận mổ viêm ruột thừa, nhất là đối với các trẻ có thể trạng mập mạp. Sau mổ trẻ sẽ giảm bớt đau đớn so với mổ thông thường do ít phải cắt cơ, quan sát được toàn thể ổ bụng, thời gian hồi phục nhanh hơn và sẹo mổ thẩm mỹ hơn.

Mổ viêm ruột thừa

Mổ viêm ruột thừa

Chăm sóc trẻ sau phẫu thuật mổ viêm ruột thừa

– Trẻ con vốn rất hiếu động nên cha mẹ cần chú ý theo sát con, tuyệt đối không để bé vận động nhiều, quá sức làm ảnh hưởng đến vết mổ.

– Hạn chế cho trẻ hoạt động quanh vùng vừa được phẫu thuật.

– Hạn chế, lưu ý và cẩn thận trong việc đi lại và di chuyển, tuyệt đối không được chạy nhảy.

– Không nên để trẻ thức khuya sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe làm vết thương lâu lành.

– Hạn chế cho bé chơi thể thao trong vòng 2 đến 4 tuần sau ca mổ.

– Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ để nâng cao sức đề kháng giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng, tuy nhiên thời gian đầu nên cho bé ăn đồ dễ tiêu, không ăn đồ dễ kích thích, đồ cay nóng…

Trên đây là một số thông tin cần thiết về bệnh viêm ruột thừa ở trẻ nhỏ mà bạn nên biết.

Nguồn giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội