Biểu hiện của bé khi trong giai đoạn khủng hoảng wonder week là gì?
Trong quá trình nuôi dạy con, đặc biệt giai đoạn dưới 2 tuổi là quãng thời gian khó khăn nhất nhưng cũng sẽ là đẹp nhất nếu cha mẹ được trang bị đầy đủ kiến thức về wonder week.
- Tuần khủng hoảng (wonder week) ở trẻ là gì?
- Hướng dẫn cách phòng dịch bệnh cho trẻ nhỏ
- Những cách tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ hiệu quả mẹ cần biết
Biểu hiện của bé khi trong giai đoạn khủng hoảng wonder week là gì?
Triệu chứng của wonder week là gì thưa chuyên gia?
Biểu hiện khi bé đang ở tuần khủng hoảngwonder week có thể dễ nhận biết được các giảng viên Cao đẳng Hộ Sinh tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ qua một số trạng thái như là:
- Khóc nhiều hơn, hay cáu giận và ỉ ôi.
- Tâm trạng thất thường: đang vui tự nhiên cáu hoặc ngược lại.
- Muốn mẹ/bố dành nhiều thời gian chơi cùng bé. Bám bố/mẹ không rời.
- Cư xử ngọt ngào với bố mẹ ( ví dụ ôm ấp mẹ hoặc cười nịnh với bố).
- Các con nghịch hơn.
- Có một số cơn giận bất thường ( ví dụ như con đang chơi xếp hình rất ngoan bỗng nhiên ném hết đồ chơi đi và gào thét).
- Ghen khi thấy mẹ/bố quan tâm đến người khác (đặc biệt là các em bé khác) ngoài bé.
- Các con nhút nhát hơn với người lạ. (mà trước đây không thế).
- Khó ngủ, ngủ ít, giấc ngủ không sâu như bình thường, đang ngủ bật dậy quấy khóc. Ngủ muộn hơn, dậy sớm hơn
- Dường như xuất hiện một số “giấc mơ” hoặc “mơ” thường xuyên hơn trước đây.
- Các con biếng ăn.
- Trở nên “tâm trạng” đôi khi chỉ ngồi 1 chỗ, nghĩ ngợi vẩn vơ.
- Các con sẽ Mút tay nhiều.
- Ôm ấp vật gì đó hoặc tìm kiếm vật để ôm khi đi ngủ, một số lúc không có bố mẹ ở bên cạnh.
- Một số thói quen thuở bé không còn nữa tự nhiên quay lại (ví dụ bò trở lại nếu đã biết đi hoặc đòi mẹ cầm bình sữa cho bú dù đã tự cầm được rồi).
- Với một số bé bú mẹ thì các bé có khi còn đòi ti ( nhưng thực ra không phải vì đói) liên tục, dù chỉ ti 1 tí rồi thôi và đặc biệt lúc nóng giận phải ti mới hết.
Bảng khủng hoảng wonder week là gì?
Cùng con vượt qua tuần khủng hoảng Wonder Week như thế nào?
Để cùng con trải qua cột mốc khủng hoảng một cách êm ái nhất chỉ có con đường duy nhất là bố mẹ học cách hiểu bé, giải mã từng thông điệp mà con muốn gửi qua tiếng khóc, ánh mắt khó chịu hay những cơn cáu bẳn của chúng.
- Trong quá trình chăm sóc con trước đầy thì cho con ngủ giấc đêm sớm hơn bình thường 30 – 45 phút. Cắt đi 1 giấc ngày (áp dụng với tuần 12 – 26 hoặc 37 – 55 hoặc 64), trước khi cắt giấc ngày cho con mẹ kiểm tra các dấu hiệu cắt giấc.
- Cha mẹ không nên ép con ăn, đừng biến biếng ăn sinh lý thành biếng ăn tâm lý. Mẹ chỉ cần đợi đến lúc con ĐÓI con ĐÒI thì mẹ hãy cho ăn.
- Quan tâm con nhiều hơn, cùng chơi các trò chơi để luyện tập các kĩ năng con đang học.
- Khi con quấy khóc, giúp con quên đi sự khó chịu bằng cách cho con thực hiện hoạt động con thích nhất, massage cho con, cho con đi ra ngoài chơi, nghịch nước, hát cho con nghe,.. mọi điều mà con trẻ thích
Wonder Week – tuần khủng hoảng không phải là bé bị bệnh. Chỉ là quãng thời gian khó khăn của bé vì thế hãy giúp bé phát triển kĩ năng và duy trì nếp sinh hoạt của bé, cha mẹ hay người chăm sóc trẻ nhỏ hãy quan sát và lắng nghe cũng như để ý đến các trẻ của mình và cứ “thuận theo tự nhiên” thì tuần khủng hoảng Wonder Week của bé sẽ lại là tuần “quý giá” của mẹ khi chứng kiến con mình thay đổi qua mỗi giai đoạn đó.
Nguồn: Giáo dục con trẻ tổng hợp về 10 tuần wonder week