Bé chào đời gãy xương đòn, trách nhiệm có thuộc về đội ngũ y bác sĩ?
Bé vừa chào đời được phát hiện gãy xương đòn, gia đình quy trách nhiệm lên vai những người bác sĩ sản khoa.
- Hiện tượng thai máy và những điều mẹ bầu cần nên biết
- Những sai lầm thường gặp của cha mẹ khi trẻ bị ho khan
- Danh tính hai mẹ con sản phụ nữ tử vong do sinh con tại nhà đã được xác minh
Tỷ lệ gãy xương đòn thường gặp ở trẻ sơ sinh đạt khoảng từ 0,5-1,6%
Sau khi con chào đời và về nhà được một ngày thì bé nhà chị H hiện đang cư trú tại TP HCM khóc rất nhiều, bú kém và có hiện tượng sốt nhẹ khiến cha mẹ lo lắng và hoảng hốt. Ngay lập tức chị đem con đi kiểm tra tại bệnh viện thì được bác sĩ chẩn đoán rằng bé nhà chị hiện bị gãy xương đòn. Trong trạng thái tinh thần lo lắng cho con và bức xúc vì cho rằng các bác sĩ sản khoa tắc trách, không cẩn thận trong quá trình đỡ đẻ nên phía gia đình chị đã đến gặp các bác sĩ để được một lời giải thích rõ ràng. Chị Hà cho rằng bé vừa mới chào đời luôn được cưng nựng, nâng niu, không gặp phải sự cố hay va đập nào lại được chẩn đoán gãy xương đòn bất kì người phụ huynh nào cũng cho rằng do sự bất cẩn của các bác sĩ đỡ đẻ hay nữ hội sinh mạnh tay trong lúc đỡ bé từ bụng mẹ. Đây cũng là tâm lý hết sức bình thường của những người làm cha, làm mẹ.
Tuy nhiên sau khi nhận được sự giải thích của các chuyên gia bác sĩ cũng như là nhìn bé đang phục hồi từng ngày mà không có những ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe vợ chồng chị cũng thở phào nhẹ nhõm.
Cũng theo bác sĩ Tô Hoài Thư hiện đang là phó khoa sinh của bệnh viện Từ Dũ cho biết rằng tỷ lệ gãy xương đòn thường gặp ở các trẻ sơ sinh trên thế giới đạt khoảng từ 0,5-1,6%, đặc biệt những thống kê tại bệnh viện Từ Dũ vào năm 2017 thì tỉ lệ này đang chiếm 0.4% tổng số ca sinh. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến gãy xương đòn thường gặp ở trẻ nhỏ như là những ca sinh khó, thai nhi quá to hay đôi khi các bác sĩ không tìm hiểu được nguyên nhân. Điều này cũng hoàn toàn có thể xuất hiện ở những ca sinh mổ, tuy nhiên tỉ lệ này thì ít hơn so với mẹ sinh thường.
Gãy xương đòn ở trẻ sơ sinh hầu như không gây nên ảnh hưởng nghiêm trọng
Đối với những trường hợp trẻ sơ sinh bị gãy xương đòn các bác sĩ hoàn toàn có thể phát hiện được nếu như có hiện tượng đi lệch xương tuy nhiên nếu xương chỉ gãy mà không bị lệch thì điều này sẽ khó được phát hiện. Bé có tượng quấy khóc nhiều, khó chịu, nhân viên y tế chăm sóc có nhiệm vụ ghi lại những biểu hiện bất thường để thông báo tới các chuyên gia bác sĩ, tiến hành thực hiện công tác kiểm tra, chụp X- quang để phát hiện thương tổn nếu quá.
Theo các giảng viên trường trung cấp y sĩ đa khoa thì trường hợp gãy xương đòn ở trẻ sơ sinh hầu như không gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của bé. Những xương bị gãy có thể tự lành lặn chỉ sau khoảng 2-4 tuần và không để lại di chứng về sau. Quá trình chăm sóc và điều trị đối với những bệnh nhân nhí này cũng tương đối đơn giản và dễ dàng, chỉ cần nhẹ nhàng khi cho bé ăn, ngủ và đặt trẻ nằm ngửa mà không cần những biện pháp can thiệp nào khác. Đối với một vài trường hợp thì các bác sĩ có thể đeo đai cố định hoặc nẹp số 8 cho trẻ để giảm bớt đau đớn tuy nhiên thì xương đòn ở trẻ con rất dễ lành và nhanh phục hồi hơn so với người lớn chính vì vậy mà không có nhiều nguy hiểm trong quá trình điều trị này.
Cha mẹ cần bình tĩnh và không nên hoảng hốt trong những trường hợp này bởi vì cơ thể bé hoàn toàn có thể tự hồi phục, những vết thương sẽ nhanh chóng lành lành lại. Bên cạnh đó việc gãy xương có thể không có lý do chính vì thế chúng ta không nên tự trách bản thân cũng như quy trách nhiệm cho đội ngũ y bác sĩ.
Nguồn: giaoductretho.net