Bật mí 7 bí quyết giáo dục trẻ nhỏ của người nhật để con ngoan ngoãn, thông minh

Nhật là một quốc gia khá nổi tiếng trong những phương pháp giáo dục trẻ nhỏ chăm chỉ, quy củ, khuôn phép và vô cùng sáng tạo, vậy bí quyết ở đây là gì?

Bí quyết giáo dục trẻ nhỏ phát triển toàn diện

Bí quyết giáo dục trẻ nhỏ phát triển toàn diện 

Phương pháp nuôi dạy trẻ nhỏ ngoan ngoãn, thông minh phát triển một cách toàn diện nhất là điều quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh. Không phải ngẫu nhiên mà trẻ em nhật bản lại nổi tiếng với đức tính lễ phép, gắn bó với gia đình và đặc biệt là rất tự tin. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những bí quyết trong phương pháp giáo dục trẻ nhỏ của người nhật trong các bài viết dưới đây

Cho trẻ nghe truyện cổ tích

Thường xuyên kể cho bé nghe những câu truyện cổ tích với những điều kì lạ là chất xúc tác hiệu quả giúp cho trí não trẻ có thể thỏa sức sáng tạo, cải thiện tư duy khi con đang lớn. Bên cạnh đó ý nghĩa nhân đạo, răn dạy hay luật nhân quả trong câu truyện truyền cho trẻ lý tưởng và nhân cách đúng đắn.

Dạy chữ từ khi còn nhỏ

Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy rằng việc dạy chữ cho bé từ khi còn nhỏ có thể khiến những chức năng và cấu tạo não thay đổi, trẻ càng nhỏ thì điều này càng dễ. Chính vì vậy mà cha mẹ người nhật thường dạy chữ cho con từ rất sớm, điều này khiến cho trẻ có hệ tín hiệu ngôn ngữ hoạt động tốt hơn.

Dạy chữ cho trẻ từ khi còn nhỏ

Dạy chữ cho trẻ từ khi còn nhỏ

Không cho con sử dụng điện thoại và ti vi quá nhiều

Khác với những ông bố bà mẹ Việt, thường xuyên sử dụng những chương trình ti vi hay trò chơi từ điện thoại là biện pháp dỗ trẻ khi con không ăn, không nghe lời; người Nhật ý tứ được rằng xem thời gian và nghịch điện thoại làm tốn thời gian và có thể gây nghiện, khiến trẻ đam mê và trở nên cô lập với thế giới bên ngoài. Bên Cạnh đó những dòng âm cực từ nguồn điện có thể thể gây nên những ảnh hưởng không tốt đối với phần thùy não trước là bộ phận điều khiển năng lực tư duy của con người và phá vỡ cấu trúc đại não.

Dành lời khen cho trẻ khi chúng làm tốt

Không phải khen ngợi những câu như “con tôi giỏi quá” mà thay vào đó là sự công nhận trong hành động cụ thể mới là cách giáo dục trẻ nhỏ mà những ông bố bà mẹ nhật sử dụng. Điều này không khiến trẻ có tính tự phụ mà hành động cỗ vũ “ sao con xúc cơm giỏi thế” hay “ ô con đã biết cách để đồ chơi ngăn nắp, con thật ngoan” khiến trẻ có động lực làm tốt hơn vào những lần sau để nhận được sự hài lòng từ bố mẹ.

Dạy chữ từ khi còn nhỏ

Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy rằng việc dạy chữ cho bé từ khi còn nhỏ có thể khiến những chức năng và cấu tạo não thay đổi, trẻ càng nhỏ thì điều này càng dễ. Chính vì vậy mà cha mẹ người nhật thường dạy chữ cho con từ rất sớm, điều này khiến cho trẻ có hệ tín hiệu ngôn ngữ hoạt động tốt hơn.

Thường xuyên cho trẻ tham gia hoạt động

Không chỉ chú trọng giúp con phát triển trí tuệ, người nhật cũng rất quan tâm đến việc rèn luyện cho bé có một thể chất khỏe mạnh. Thường xuyên cho con tham gia những hoạt động thể thao, picnic ngoài trời hay những buổi tham quan giúp trẻ tăng cường sức khỏe, được tiếp xúc nhiều hơn với thiên nhiên khiến trí não phát triển một cách toàn diện. trẻ con cần được tiếp xúc với kiến thức một cách tự nhiên thay vì lối truyền dạy một cách thụ động.

Thường xuyên cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời

Thường xuyên cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời

Không áp đặt, quy chụp cho trẻ

Có một điều mà chúng ta cần biết đó là các ông bố bà mẹ nhật thường rất hiếm khi quy kết, trì triết con nhỏ “sao con hư vậy” “sao con lì lợm thế” bởi họ biết rằng những lời lẽ tiêu cực và quy chụp lỗi lầm cho trẻ không hề khiến chúng tốt hơn. Trẻ em còn nhỏ suy nghĩ non nớt và dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những câu nói của bố mẹ, thường xuyên bị la mắng hay không được công nhận khiến sự tự tin trong hành động của trẻ bị mất đi.

Kiên nhẫn trong giáo dục trẻ

Trẻ em thường lặp lại những câu hỏi nhiều lần một cách ngô nghê, tuy nhiên thay vì bực mình người Nhật rất kiên nhẫn và giải thích cho trẻ hiểu rõ được vấn đề. Trong suy nghĩ của họ để có thể làm tốt được một việc chúng ta cần được cho thời gian làm quen và hiểu rõ vấn đề, với trẻ nhỏ cũng vậy chúng cần phải có thời gian để thích nghi.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội