Vì sao hầu hết trẻ em đều có nguy cơ mắc viêm tai giữa cấp tính?
Viêm tai giữa là dạng viêm thường gặp ở trẻ nhỏ. Đến khi được 2 tuổi hấu hết các trẻ tập đi đều có thể bị ít nhất 1 đợt viêm tai giữa. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ mắc bệnh?
- Có phải bệnh giun kim là bệnh lý nguy hiểm ở trẻ em
- Bệnh lao và những điều không thể bỏ qua trước khi quá muộn
- Tình trạng sốt không rõ nguyên nhân có nguy hiểm không?
Vì sao hầu hết trẻ em đều có nguy cơ mắc viêm tai giữa cấp tính?
Để tìm hiểu về đôi tai cũng như là bệnh viêm tai giữa (bệnh hay gặp của tai) hãy cùng gặp gỡ và trò truyện cùng các chuyên gia, bác sĩ đến từ trường cao đẳng y dược Pasteur nhé!
Những thông tin mà phụ huynh cần biết về bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Hỏi: Thưa bác sĩ, tôi hay nghe nói về bệnh viêm tai giữa, như vậy có tai ngoài và tai trong không ạ? Xin bác sĩ hãy giải thích giúp cấu tạo của tai ạ!
Trả lời:
Trang tin sức khỏe dành cho bé cung cấp: Tai là cơ quan thính giác và giữ thăng bằng. Tai được tạo thành từ các phần như: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài gồm các thành phần có thể thấy được như loa tai và ống tai, cuối phần tai ngoài là màng nhĩ chặn không khí ở lại, nó có chức năng rung dưới tác động của âm thanh. Phía bên trong màng nhĩ là tai giữa, cũng được lấp đầy không khí, có chứa 3 xương nhỏ gọi là: xương búa, xương đe và xương bàn đạp. Ba xương này có nhiệm vụ truyền âm thanh từ màng nhĩ và đến của sổ hình bầu dục, đây cũng là ranh giới giữa tai ngoài và tai trong. Phần tai trong có chứa đầy chất dịch, vùng này gọi là ốc tai, nó có chứa các cơ quan thụ cảm âm thanh và các cấu trúc nhận biết ra sự di chuyển và mức độ thăng bằng.
Về sinh lý thì tai ngoài, tai giữa là phần dẫn truyền xung động và làm tăng cường các xung động, còn tai trong mới chính là bộ phận nhận âm thanh.
Hỏi: Thưa bác sĩ, tại sao bé lại bị viêm tai giữa cấp ạ?
Trả lời:
Viêm tai giữa là dạng viêm thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây cũng là bệnh của con tồn tại đến khi được 2 tuổi hấu hết các trẻ tập đi đều có thể bị ít nhất 1 đợt viêm tai giữa. Đỉnh điểm là 6 -18 tháng tuổi. Các vấn đề về tai phổ biến ở trẻ 2 tuổi hoặc nhỏ hơn vì các bé hay tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn trước khi hệ miễn dịch của các bé phát triển đủ để chống lại sự viêm nhiễm.
Thêm nữa, vòi nhĩ bé xíu của trẻ nhỏ là ống nối tai giữa với họng, cho phép các chất nhiễm khuẩn tại chỗ hoặc di chuyển lên khoang của tai giữa. Chức năng của vòi nhĩ suy yếu cũng làm thay đổi áp suất trong tai. Việc này khiến cho chất lỏng tích tụ ở tai giữa và làm phồng màng nhĩ. May mắn thay bệnh này thường tự khỏi khi sự nhảy cảm với bệnh giảm đi và các vòi nhĩ của các bé hoàn thiện hơn.
Tóm lại là có 3 yếu tố chính làm cho trẻ dễ bị viêm tai giữa là:
- Hệ miễn dịch chưa phát triển đủ mà nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn thì nhiều
- Có sự thông thương giữa họng với tai giữa
- Vòi nhĩ của trẻ còn suy yếu
Những thông tin mà phụ huynh cần biết về bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa bệnh viêm tai giữa ở trẻ hiệu quả nhất
Hỏi: Thưa bác sĩ, bệnh viêm tai giữa có những triệu chứng gì ạ?
Trả lời:
Triệu chứng của bệnh viêm tai giữa sẽ khác nhau ở các lứa tuổi. Trong giai đoạn sơ sinh có những dấu hiệu như khóc đêm, sốt, chán ăn hoặc chảy mủ tai. Ở trẻ lớn hơn 1 chút có thể chà xát hay giật tai. Và khi con bạn biết nói, bé sẽ nói với bạn nếu tai bé bị đau, bị ù và nghe kém.
Nếu bạn nghi ngờ con mình bị viêm tai giữa, hãy đến gặpbác sĩ Nhi khoa để được kiểm tra, đưa ra các tư vấn và điều trị thích hợp cho con mình. Nếu bé được điều trị và theo dõi đúng lúc, kịp thời, các triệu chứng kia sẽ cải thiện. Dựa vào đây bạn đã có được bí quyết nuôi con khỏe mà giảng viên hiện đang công tác tại Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur hiệu quả nhất.
Hỏi: Thưa bác sĩ, viêm tai giữa có thể được điều trị như thế nào ạ?
Trả lời:
Trước đây kháng sinh thường được chỉ định cho tất cả các loại viêm tai. Tuy nhiên, cách này hiện nay không còn đúng nữa. Do nhiều bác sĩ nhi khoa đã bàn luận và nghi ngại về việc lạm dụng kháng sinh có liên quan trực tiếp đến sự gia tăng kháng khuẩn hay không. Những lo ngại đó dẫn đến Viên Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ hiện nay khuyến cáo các bác sĩ nên sử dụng phương pháp đợi và quan sát đối với những trẻ lớn hơn 2 tuổi bị viêm nhẹ và với các triệu chứng xuất hiện trong vòng 48 giờ, chỉ cho con bạn uống Acetaminophen hoặc Ibuprofen để giảm đau cho bé mà thôi.
Tuy nhiên nếu bé bị viêm nặng thì nên cho bé uống kháng sinh. Thường những trẻ này sẽ sốt cao trên 39 độ, đã đợi 48h nhưng triệu chứng càng ngày càng nặng hơn. Hoặc nếu con bạn dưới 2 tuổi mà bị viêm cả 2 tai thì bạn không cần sử dụng phương pháp chờ đợi. Và nên nhớ rằng một khi đã dùng kháng sinh phải dùng đủ liều và đủ ngày, nếu không có thể làm vi khuẩn trở nên kháng thuốc.
Hỏi: Thưa bác sĩ, khi nào thì cần đưa bé đến bênh viện ạ?
Trả lời: Đưa trẻ đến bệnh viên trong những trường hợp sau:
Bé có chảy dịch tai, sưng xung quanh tai, đau đầu, ói nhiều, rối loạn tri giác, sốt > 39 độ mà không đáp ứng với thuốc hạ sốt, chóng mặt hoặc liệt mặt, mất thính lực hoặc bất kỳ lo lắng gì của bố mẹ.
Hỏi: Thưa bác sĩ, có thể phòng ngừa viêm tai giữa như thế nào ạ?
Trả lời:
- Những trẻ bị ảnh hưởng của khói thuốc lá thụ động tăng nguy cơ phát triển các bệnh đường hô hấp. Quần áo bị bám khói thuốc từ người khác mà về bế trẻ thì nguy cơ bệnh sẽ tăng lên.
- Ngoài ra các mẹ không bao giờ để con uống bình một mình khi bé đang nằm ngữa. Sữa hay chất lỏng khác đôi khi có thể chảy lên vòi nhĩ và tạo điều kiện hoàn hảo cho vi trùng phát triển trong tai giữa của bé. Khuyến khích bú sữa mẹ (bởi cấu tạo của bầu ngực không khiến cho tia sữa đi thẳng trực tiếp ra phía sau tai giữa của trẻ được. Thêm vào đó bú sữa mẹ có kháng thể giúp làm giảm nguy cơ bị cảm, nhiễm trùng từ đó sẽ giảm nguy cơ viêm tai giữa)
- Sử dụng núm vú giả ở trẻ trên 6 tháng tuổi cũng làm tăng nguy cơ viêm tai giữa
- Ngoài ra việc tiêm ngừa là cực kỳ quan trọng nhất là tiêm ngừa cúm, phế cầu và Hemophilus influenza
- Rửa tay trước khi chăm sóc trẻ hay tiếp xúc với trẻ, đặc biệt chú ý không hôn vào mặt trẻ
- Quan trọng là không được ngoáy tai cho trẻ vì nguy cơ đưa chất bẩn vào sâu hơn hoặc thậm chí là thủng màng nhĩ. Nếu ráy tai nhiều quá làm bé khó chịu hãy đến gặp bác sĩ để được lấy cho an toàn nha các mẹ!
Trên đây là kiến thức giúp các mẹ có bí quyết nuôi con khỏe và phòng tránh tối đa nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa cho trẻ.
Nguồn giaoductretho.net