Có phải bệnh giun kim là bệnh lý nguy hiểm ở trẻ em

Trẻ em là một trong những đối tượng dễ nhiễm phải các loại ký sinh trùng như giun đũa, giun kim, giun móc, … nhất là nhiễm giun kim ở tuổi đi mẫu giáo.

Có phải bệnh giun kim là bệnh lý nguy hiểm ở trẻ em

Có phải bệnh giun kim là bệnh lý nguy hiểm ở trẻ em

Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu về hoạt động của giun kim, triệu chứng cũng như cách điều trị và phòng ngừa cho bé qua bài phỏng vấn các bác sĩ, chuyên gia đến từ trường cao đẳng Y Dược Pasteur.

Tỷ lệ trẻ em có thể mắc bệnh giun kim có cao không?

Hỏi: Thưa bác sĩ, tỷ lệ trẻ nhiễm giun kim có cao không ạ?

Trả lời:

Bác sĩ nhi đã tư vấn trên trang sức khỏe như sau:

Bệnh do ký sinh trùng giun kim (Enterobiasis) là bệnh do giun tròn Enterobius vermicularis hay còn gọi là pinworm gây ra, người chính là vật chủ duy nhất được biết cho đến hiện nay. Loài giun tròn này khá phổ biến và gây tác hại tương đối nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trong thực tế bệnh rất dễ phát hiện, đặc biệt trên trẻ em thông qua các lời kể của cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ, nhưng không dễ chữa trị (đặc biệt loại trừ tiệt căn và các thể ở âm đạo âm hộ). Nếu không thận trọng trong điều trị và phòng bệnh, bệnh dễ bị tái phát lại. Theo Điều tra của các Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn Trùng và các tỉnh thành thì tỷ lệ nhiễm giun trên cả nước trong những năm qua vẫn ở mức cao. Tỉ lệ nhiễm chung các loại giun ở vùng trung du và miền núi phía Bắc trung bình khoảng 65%, đồng bằng sông Hồng khoảng 41%, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 26%, Tây Nguyên 28%, Đông Nam Bộ Khoảng 13% và Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 10%. Đối tượng nhiễm cao là học sinh tiểu học, trẻ em lứa tuổi mầm non và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Đặc biệt trẻ em từ 12 đến 24 tháng tuổi có tỉ lệ nhiễm giun cao tại các tỉnh như Quảng Trị khoảng 27%- 47,5%, Điện Biên 33,2%, Kom Tum 22,6%, Lai Châu 23,5%, Yên Bái 19,2%.

Hỏi: Thưa bác sĩ, con tôi được khoảng 1 tuổi thì đã tẩy giun kim được chưa ạ?

Trả lời:

Việc tẩy giun kim cho trẻ là cực kỳ quan trọng. Ban hành kèm theo quyết định số: 1932/QĐ-BYT ngày 19 tháng 5 năm 2016 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

Trong 10 năm qua hoạt động phòng chống giun sán đã đạt được những kết quả khích lệ như giảm tỉ lệ nhiễm giun, giảm được cường độ nhiễm và giảm tác hại của nhiễm giun tới người bệnh và cộng đồng. Tuy nhiên tỉ lệ nhiễm giun ở nhiều địa phương vẫn còn cao, đồng thời do nhu cầu thực tiễn về chăm sóc sức khỏe ban đầu, cần mở rộng chương trình, mở rộng đối tượng tẩy giun tại cộng đồng. Bởi vì đây là bệnh của con.

Chỉ định tẩy giun: trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên.

Chống chỉ định trong tẩy giun:

  • Người đang mắc các bệnh cấp tính, đang sốt > 38,5° C
  • Người đang bị một số bệnh mãn tính như tâm thần, suy thận, tim, gan, hen phế quản.
  • Người có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc.
  • Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em dưới 12 tháng tuổi.

Tần suất tẩy giun như sau:

  • Các vùng dịch tễ có tỉ lệ nhiễm giun kim trên 20% sẽ tiến hành tẩy giun 02 lần trong năm.
  • Các vùng dịch tễ có tỉ lệ nhiễm giun từ 10% đến dưới 20% sẽ tiến hành tẩy giun 01 lần trong năm.
  • Các vùng dịch tễ có tỉ lệ nhiễm giun dưới 10% sẽ tiến hành tẩy giun 01 lần trong 2 năm.

Tỷ lệ trẻ em có thể mắc bệnh giun kim có cao không?

Tỷ lệ trẻ em có thể mắc bệnh giun kim có cao không?

Những phương pháp dùng để điều trị bệnh nhiễm giun kim ở trẻ em

Hỏi: Thưa bác sĩ, khi trẻ đã bị nhiễm giun kim thì điều trị như thế nào ạ?

Trả lời:

Giảng viên của Cao đẳng Dược Tphcm chia sẻ:

Sử dụng thuốc tẩy giun: Albendazole hoặc Mebendazole

Liều lượng thuốc:

  • Trẻ em từ 12 đến dưới 24 tháng tuổi: dùng Albendazole 200mg hoặc Mebendazole 500 mg liều duy nhất.
  • Trẻ em từ 24 tháng tuổi trở lên: Albendazole 400mg hoặc Mebendazole 500mg liều duy nhất.

Cách dùng:

  • Uống thuốc vào bất kỳ thời gian nào trong ngày nhưng tốt nhất nên uống lúc đói
  • Trẻ nhỏ phải nghiền thuốc pha với nước để uống.
  • Nên nhai thuốc tẩy giun và uống với nước sẽ mang lại hiệu quả cao, uống với ít nước trái cây nếu có để đạt hiệu quả tốt nhất

Một số tác dụng không mong muốn nhẹ thường gặp như: đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi.

Hỏi: Thưa bác sĩ, bố mẹ nên làm gì để tránh cho con mình bị nhiễm giun kim ạ?

Trả lời:

Việc phát hiện giun đẻ trứng ở hậu môn và tiến hành bắt chúng chỉ là một biện pháp tình thế. Cho đến hiện nay chưa có một tài liệu nào công bố phương pháp làm cho giun kim chui ra hết ở hậu môn để bắt. Để đề phòng mắc bệnh giun kim và mắc bệnh tái phát thì việc vệ sinh cá nhân là hết sức cần thiết. Đối với trẻ đang nhiễm giun kim, để không mắc tái phát, không nên cho trẻ mặc quần thủng đít, cắt ngắn các móng tay theo định kỳ, rửa tay sạch trước khi ăn, cần rửa sạch hậu môn cho trẻ hàng ngày, nhất là lúc sáng sớm.

Để đề phòng mắc bệnh giun kim cho cả người lớn trong gia đình thì mọi người cần rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, không ăn rau sống, nên uống nước đun sôi để nguội, … Những người mẹ dùng tay bắt giun kim cho trẻ ở hậu môn, sau khi tiến hành xong phải rửa tay bằng xà phòng nhiều lần, dùng khăn lau khô tay và sau đó khăn phải được giặt, ngâm nước sôi, là để tránh trứng giun kim lây lan cho bản thân mình và những người khác trong gia đình. Cần tẩy giun định kỳ  đúng quy cách.

Nguồn giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội