Bệnh lao và những điều không thể bỏ qua trước khi quá muộn

Lao là bệnh lý nhiễm trùng do M.Tuberculosis hay M. Bovis. Tổn thương có thể gặp ở phổi và ngoài phổi. Ở trẻ em có thể gặp nhiều bệnh cảnh không điển hình gây chẩn đoán muộn.

Bệnh lao và những điều không thể bỏ qua trước khi quá muộn

Bệnh lao và những điều không thể bỏ qua trước khi quá muộn

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Bác sĩ Chu Hòa Sơn, hiện đang là giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur. Hãy cùng theo dõi cuộc trò chuyện này nhé!

Bác sĩ cần thực hiện các cận lâm sàng nào để phát hiện bệnh lao

Hỏi: Thưa Bác sĩ, để chẩn đoán trẻ bị lao cần lưu ý các vấn đề gì ? Cần làm các cận lâm sàng nào ?

Trả lời:

Trên trang sức khỏe thông tin: Để chẩn đoán bệnh nhân bị lao cần lưu ý về tiền sử xem bệnh nhân có tiếp xúc nguồn lao, chủng ngừa BCG chưa ? Bệnh nhân có sốt kéo dài, sốt nhẹ về chiều hay sốt cao liên tục. Bệnh nhân có bị sụt cân, ăn kém không ? Triệu chứng khác đi kèm như đau đầu, ho ra máu, tiêu chảy, đau bụng, chướng bụng.

Dấu hiệu gợi ý chung:

Lâm sàng: tổng trạng gầy ốm, sốt kéo dài.

Khi có tiền căn tiếp xúc nguồn lây.

Xét nghiệm: IDR dương tính (>10 mm khi có tiêm ngừa BCG, dương tính khi không có tiêm BCG), IDR có thể âm tính khi tổng trạng suy kiệt.

Đề nghị cận lâm sàng:

Xét nghiệm dấu nhiễm lao chung: IDR.

Xét nghiệm tìm BK: soi đờm hay soi dịch dạ dày tìm trực khuẩn kháng Alcool acid (AFB) khi có tổn thương nhu mô phổi, soi các dịch khoang (màng phổi, màng bụng).

Xét nghiệm PCR chẩn đoán lao: thường tìm trong dịch khoang (dịch màng phổi, màng bụng, dịch não tủy).

Xét nghiệm tìm cơ quan tổn thương tùy tổn thương gợi ý: X-quang phổi thẳng nghiêng, dịch màng phổi (đạm, đường, LDH). Dịch não tủy, dịch màng bụng (đạm, đường, LDH).

Siêu âm bụng.

Giải phẫu bệnh: sinh thiết hạch đi kèm.

CT scan: ngực, bụng khi X-quang phổi hay siêu âm bụng nghi ngờ có hạch.

Hỏi: Vậy bệnh lao sẽ có các dạng nào và biểu hiện của từng dạng ra sao ?

Trả lời:

Lao là một trong những bệnh của con nguy hiểm nhất:

Lao phổi: Ho kéo dài, khạc đờm, ho ra máu, khi tổn thương thâm nhiễm phổi kéo dài, có kèm hạch rốn phổi, đã điều trị kháng sinh thường >10 ngày nhưng diễn tiến lâm sàng và tổn thương phổi không giảm.

Lao ngoài phổi:

Lao màng phổi: Ho, khó thở, dấu tràn dịch màng phổi, dịch màng phổi cho kết quả dịch tiết, dịch vàng chanh hay màu hồng, đạm tăng, Albumin tăng > 25g/L hay > ½ Albumin máu, đường giảm, LDH tăng.

Lao màng bụng, lao ruột: Bệnh sử đau bụng kéo dài, tiêu chảy kéo dài hay tiêu chảy xen kẽ táo bón. Thăm khám bụng chướng, acite, sờ thấy u lổn nhổn, gõ đục khu trú, phù toàn thân do kém hấp thu. Siêu âm bụng cho thấy hình ảnh dầy thành ruột, các quai ruột dính thành đám, có hạch ổ bụng, tràn dịch màng bụng. CT scan bụng tìm hạch ổ bụng và hiện tượng dầy dính màng bụng. Dịch ổ bụng cho kết quả dịch tiết:, dịch vàng chanh hay màu hồng, đạm tăng, Albumin tăng > 25g/L hay > ½ Albumin máu, đường giảm, LDH tăng. X-quang phổi có tổn thương đi kèm là hạch trung thất, hạch rốn phổi, thâm nhiễm nghi lao.

Lao màng não: Không chích ngừa BCG, tiếp xúc nguồn lao, bệnh cảnh kéo dài >7 ngày, dấu màng não, dấu thần kinh khu trú liệt mặt, lé mắt, yếu liệt chi, dịch não tủy đa số đơn nhân, đường thấp, X-quang phổi có tổn thương đi kèm hạch trung thất, hạch rốn phổi, thâm nhiễm nghi lao.

Lao sơ nhiễm: Sốt kéo dài, X-quang phổi hạch rốn phổi gây xẹp phổi hay phức hợp sơ nhiễm. IDR dương tính.

Lao lan tỏa (lao toàn thể, lao kê thể mạn): Sốt kéo dài, có thể biểu hiện âm thầm hay rầm rộ, gan lách to, thiếu máu, tổng trạng gầy ốm, có thể có đau khớp, phát ban, có thể bệnh cảnh tổn thương đa cơ quan phổi, màng não, gan lách, hạch, thận, tủy xương,…IDR có thể âm tính, X-quang phổi gợi ý. Cần làm các xét nghiệm chẩn đoán dương tính nếu có thể soi đờm hay dịch tìm BK, PCR, sinh thiết hạch.

Hỏi: Vậy bệnh được chẩn đoán xác định khi nào và cần chẩn đoán phân biệt với các tình trạng bệnh lý nào ?

Trả lời:

Chẩn đoán xác định tùy từng thể lâm sàng khi thấy có dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ và một trong các dấu hiệu sau: Soi thấy AFB, PCR chẩn đoán lao dương tính, giải phẫu bệnh cho thấy sang thương lao, X-quang phổi cho thấy hình ảnh lao kê phổi điển hình.

Chẩn đoán có thể và chẩn đoán phân biệt: tùy theo từng thể lâm sàng.

Chẩn đoán phân biệt với bệnh Crohn: thường nghĩ đến bệnh Crohn nếu điều trị lao và kháng sinh kéo dài không hiệu quả. Lymphoma khi bệnh cảnh có đau bụng, tràn dịch màng bụng, siêu âm nghi ngờ. Cần làm thêm xét nghiệm tủy đồ, dịch màng bụng làm cell block tìm tế bào ác tính.

Trên đây là lời khuyên của các giảng viên đang công tác ở Cao đẳng Dược Tphcm.

Bác sĩ cần thực hiện các cận lâm sàng nào để phát hiện bệnh lao

Bác sĩ cần thực hiện các cận lâm sàng nào để phát hiện bệnh lao

Nguyên tắc và phương pháp điều trị bệnh bệnh lao hiệu quả

Hỏi: Nguyên tắc điều trị bệnh là gì và cần điều trị như thế nào ?

Trả lời:

Nguyên tắc điều trị:

Kháng lao: phối hợp nhiều loại kháng lao, đủ liều, đúng thời gian.

Điều trị các biến chứng.

Điều trị thử khi không thể loại trừ và tổng trạng không cho phép chờ đợi.

Xử trí các rối loạn theo phác đồ như: suy hô hấp, tăng áp lực nội sọ…

Xử trí đặc hiệu:

Kháng lao: Giai đoạn tấn công 2 tháng (riêng lao màng não 3 tháng). Phối hợp 3 – 4 loại thuốc kháng lao. SRHZ hay RHZ hay ERHZ (Ethambutol chỉ sử dụng cho trẻ > 12 tuổi). Tại bệnh viện Nhi Đồng thường sử dụng phác đồ RHZ. Giai đoạn duy trì 4 tháng (Lao màng não 9 tháng). Phối hợp hai thuốc kháng lao RH.

Liều lượng kháng lao:

Streptomycin (S): 20 – 40 mg/Kg/ngày TB ngày 1 liều.

Rifampin (R): 10 – 20 mg/Kg/ngày uống ngày 1 lần.

Isoniazid (H): 10 – 15 mg/Kg/ngày uống ngày 1 lần.

Pyrazinamid (Z): 20- 40 mg/Kg/ngày uống ngày 1 lần.

Ethambutol (E): 15 –25 mg/Kg/ngày uống ngày 1 lần.

Xử trí tiếp theo: Thông thường điều trị thử các dấu hiệu lâm sàng cải thiện sau 7 – 10 ngày điều trị sốt giảm, tri giác khá hơn. Các dấu hiệu X-quang phổi cải thiện chậm hơn, dịch não tủy thường cải thiện sau 1 tháng. Khi lâm sàng không đáp ứng thì chẩn đoán khác và lao kháng thuốc cần được đặt ra. Theo dõi các tác dụng phụ của thuốc như vàng da, giảm thị lực.

Cảm ơn những chia sẻ trên của Bác sĩ giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, chúc các bạn luôn vui khỏe!

Nguồn giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội