Trẻ chậm nói và khó tập trung – nguyên nhân do đâu?

Bậc cha mẹ nào cũng sẽ vô cùng lo lắng khi còn có những biểu hiện của trẻ chậm nói, kém tập trung, những chia sẻ dưới đây sẽ giúp cha mẹ có thêm kiến thức chăm sóc con tốt hơn.

Không bàn cãi vai trò vô cùng thiết yếu của các thiết bị số hóa giúp tiếp nhận các thông tin xã hội, học tập và làm việc ở trẻ lớn và người lớn. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ (< 5 tuổi) thì việc sử dụng các thiết bị trên có thể ảnh hưởng không tốt sự phát triển của trẻ. Tác hại đầu tiên phải nói đến chính là không tốt cho thị lực non nớt của trẻ, ngoài ra tiếp xúc với các thiết bị công nghệ, ít tiếp xúc với con người còn làm cho trẻ mắc phải một vấn đề đó chính là chậm nói và khó tập trung. Hãy cùng tìm hiểu về cách khắc phục vấn đề này qua bài phỏng vấn các bác sĩ, chuyên gia nhi khoa đến từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Biểu hiện của trẻ chậm nói, kém tập trung

Một số vấn đề về trẻ chậm nói – kém tập trung

Hỏi: Thưa bác sĩ, bé nhà tôi rất biếng ăn, mỗi lần cho bé ăn tôi hay cho bé xem ti vi hoặc nghịch điện thoại để bé ăn nhiều hơn, như vậy có ảnh hưởng gì đến sự phát triển trí não của bé không ạ?

Trả lời:

Nếu cho bé dưới 5 tuổi tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử có thể gây nên những tác hại như sau:

  • Trẻ sẽ bị chậm nói nếu như trẻ < 1 tuổi mà bố mẹ cho trẻ xem trên 2 giờ với thiết bị điện tử một ngày.
  • Trẻ sẽ khó tập trung nếu như bố mẹ cho trẻ xem thiết bị điện tử trên 7 giờ một ngày (xem ít hơn thì chưa có bằng chứng rõ ràng).
  • Ngoài ra, cho dù bé không xem ti vi trực tiếp mà chỉ sinh hoạt trong phòng có bật ti vi suốt ngày (như khi người chăm sóc trẻ vừa để ti vi vừa làm việc nhà hoặc nấu cơm, …), thời lượng tiếp xúc với các thiết bị công nghệ kéo dài ở trẻ dưới 5 tuổi có thể làm cho bé chậm phát triển ngôn ngữ, kém tập trung, giảm khả năng nhận thức tương tác.
  • Vì trẻ mất quá nhiều thời gian để tiếp xúc với các thiết bị công nghệ nên sẽ ít tương tác xã hội, nếu như trẻ xem những chương trình không phù hợp có thể ảnh hưởng hành vi (ví dụ xem phim bạo lực, khiêu dâm, …).
  • Trẻ sẽ bị lệ thuộc vào các thiết bị công nghệ như: ăn phải coi tivi, khóc lóc khi không được xem, …
  • Trẻ còn có thể bị béo phì do ít vận động, ít tham gia các trò chơi ngoài trời với các trẻ khác hay với bố mẹ.
  • Trẻ còn bị rối loạn giấc ngủ do quá nghiện xem các thiết bị điện tử.
  • Cuối cùng trẻ còn có thể bị các tật về mắt như: mỏi mắt, cận thị, …

Hỏi: Thưa bác sĩ, như vậy là không nên cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị công nghệ điện tử phải không ạ?

Trả lời:

Bố mẹ cũng không nên quá cứng nhắc, cấm bé xem các chương trình ti vi, có thể cho bé tiếp xúc với các thiết bị điện tử theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ và Canada như sau:

  • Không sử dụng các thiết bị điện tử cầm tay hoặc tivi cho trẻ dưới 18 tháng.
  • Trẻ từ 18 tháng đến 2 tuổi: không khuyến khích, nếu xem nên lựa chọn những chương trình mang tính giáo dục và ba mẹ phải tham gia cùng bé để giải thích cho bé hiểu rõ nội dung chương trình.
  • Từ 2-5 tuổi, không cho bé xem quá 1 giờ/ngày, ba mẹ nên cùng xem, giải thích và ứng dụng của chương trình vào thực tiễn.
  • Trẻ trên 5 tuổi, cần sắp xếp thời gian hợp lý để không ảnh hưởng đến giấc ngủ (từ 8-12 tiếng/ tùy lứa tuổi), hoạt động thể lực (ít nhất 1 tiếng) và học tập, vui chơi ngoài trời.
  • Không được xem ti vi hoặc điện thoại trước đi ngủ 1 giờ vì có thể làm rối loạn giấc ngủ.
  • Nên quy định rõ ràng với trẻ về thời gian xem máy (ví dụ: đến mấy giờ tắt máy).
  • Ba mẹ nên làm gương cho con, hạn chế dùng điện thoại, ipad trong khoảng thời gian sinh hoạt gia đình như bữa ăn, nên dành thời gian cho bé, nói chuyện sinh hoạt với con, đưa bé đi tập xe đạp, tập thể dục, đi bơi, … vì việc học tập từ thế giới thật là cần thiết và quan trọng.
  • Tắt tivi trong thời gian sinh hoạt chung của gia đình, hoặc hạn chế mở tivi liên tục khi có trẻ ở đó.
  • Không để tivi, các thiết bị điện tử, smart phone, máy tính bảng trong phòng ngủ của trẻ.

Cấm cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử

Làm thế nào giúp con trẻ tránh xa các thiết bị công nghệ

Hỏi: Thưa bác sĩ, bố mẹ có thể làm thế nào để giúp con tránh xa các thiết bị công nghệ?

Trả lời:

Bác sĩ Bùi Văn Hiền – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM đưa ra một số lời khuyên:

  • Không cho trẻ tiếp xúc với điện thoại, ipad sớm để hỗ trợ bố mẹ trong việc cho trẻ ăn, …
  • Khi bố mẹ ở bên chăm sóc con, cần để các thiết bị ở thật xa. Lúc ở nhà, bố mẹ cũng hạn chế sử dụng các thiết bị, nếu bắt buộc phải làm việc với máy tính, hãy vào phòng riêng, hoặc đi ra chỗ khác.
  • Hướng con tập trung vào các trò chơi tăng sự tư duy sáng tạo, hoặc khả năng vận động như chạy, xếp hình, vẽ tranh, đọc sách, đi dạo…
  • Dạy con làm việc nhà cùng bố mẹ, cho con tham gia các hoạt động tập thể.
  • Dành thời gian trò chuyện cùng trẻ. Trẻ càng gần gũi cha mẹ, nghe lời chia sẻ của cha mẹ nhiều thì càng trưởng thành và ngoan hơn và tình cảm gia đình sẽ càng gắn bó hơn.
  • Đối trẻ lớn hơn 6 tuổi, hoặc đã “trót tiếp xúc” với điện thoại, ipad… bố mẹ cần nỗ lực, kiên trì giúp con tránh ảnh hưởng tiêu cực từ các thiết bị này bằng cách lập thời gian biểu hoạt động của con thật kĩ càng, giám sát con thực hiện theo thời gian biểu đó, cố gắng tránh mọi khoảng thời gian trống, không có việc gì.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội