Táo bón ở trẻ và những điều bố mẹ nhất định không được bỏ qua!
Táo bón là một vấn đề khá phổ biến ở trẻ mà nguyên nhân chủ yếu là chế độ ăn của trẻ thiếu chất xơ. Vậy khi trẻ bị táo bón, bố mẹ cần làm gì và cách phòng ngừa ra sao cho hiệu quả?
- Có phải bệnh giun kim là bệnh lý nguy hiểm ở trẻ em
- Bệnh lao và những điều không thể bỏ qua trước khi quá muộn
- Tình trạng sốt không rõ nguyên nhân có nguy hiểm không?
Táo bón ở trẻ và những điều bố mẹ nhất định không được bỏ qua!
Hôm nay hãy cùng các chuyên gia, bác sĩ Chu Hòa Sơn, hiện đang là giảng viên đến từ trường cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về táo bón nhé!
Một số nguyên nhân ít ai ngờ gây ra chứng táo bón ở trẻ em
Hỏi: Thưa bác sĩ, nguyên nhân của táo bón ngoài do trẻ ăn thiếu chất xơ ra thì còn nguyên nhân nào khác nữa không ạ?
Trả lời:
Táo bón là tình trạng giảm số lần đi cầu, phân to, cứng và khó đi, phải rặn, khi đi ra bị chảy máu do bị nứt, tét hậu môn. Đây là bệnh của con rất phổ biến ở nhiều lứa tuổi.
Vậy nguyên nhân của táo bón là gì?
Táo bón ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng thường gặp nhất là táo bón chức năng, nói dễ hiểu hơn là táo bón do chế độ ăn và do tâm lý của trẻ.
- Một chế độ ăn không đủ chất xơ, không đủ nước, uống nhiều sữa bò thì trẻ có thể bị táo bón. Từ chế độ ăn thiếu chất xơ, trẻ sẽ bị táo bón do tâm lý. Bị bón do chế độ ăn, phân bón làm cho trẻ đi tiêu khó, đau và có thể chảy máu, trẻ sợ không dám đi cầu luôn nên trẻ sẽ nín cầu, táo bón trở nên nặng hơn. Ngoài ra ở một số trẻ đi học, nhà vệ sinh ở trường học bẩn quá làm trẻ sợ và nhịn đi cầu dẫn đến trẻ táo bón.
- Trẻ không đi cầu do các bệnh lý thực thể
- Tuy nhiên sẽ có những trường hợp trẻ không có khả năng đi tiêu bởi đoạn cuối đường ruột của trẻ không có những hạch thần kinh điều khiển co bóp đường ruột của trẻ để tống phân ra ngoài. Nếu phân mềm mà trẻ vẫn không có khả năng đi tiêu thì trường hợp này gọi là bệnh mất hạch thần kinh bẩm sinh, hay tên gọi y khoa là Hirschprung. Dấu hiệu gợi ý là trong vòng 48h đầu sau khi sinh trẻ không đi phân su được. Bệnh này cần phải được điều trị bằng phẫu thuật.
Trang sức khỏe dành cho mẹ và bé cũng đã thông tin về những điều trên đến độc giả quan tâm, nhất là các gia đình đang có con nhỏ.
Tại sao cần phải điều trị chứng táo bón ở trẻ em càng sớm càng tốt?
Hỏi: Thưa bác sĩ, táo bón chức năng có gây hại không ạ?
Trả lời:
Khi trẻ nhịn đi tiêu, trực tràng và phần đại tràng phía dưới có thể kéo dài ra. Điều này có thể khiến cho trẻ nhịn đi tiêu lâu hơn bình thường. Phân càng giữ lại trong trực tràng càng lâu, sẽ càng bị mất nước và càng khó đi hơn. Phân có thể bị “lèn chặt” hoặc nén lại trong trực tràng.
Tại sao cần phải điều trị chứng táo bón ở trẻ em càng sớm càng tốt?
Trong khi đó, trực tràng của bé chỉ có thể giữ một lượng phân nhất định. Nếu phân bị lèn chặt lại trong trực tràng, trẻ có thể sẽ bị dây bẩn do quá ứ đầy khi một lượng phân nhỏ rỉ ra ngoài trong quần lót. Tất nhiên điều này có thể khiến cho cả bạn và trẻ thấy khó chịu.
Hỏi: Thưa bác sĩ, giải pháp cho điều trị táo bón chức năng ở trẻ là gì ạ?
Trả lời:
Tùy thuộc vào lứa tuổi mắc bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn cách điều trị thích hợp:
- Đối với trẻ em còn đang bú mẹ: Người mẹ cần uống đủ lượng nước trong ngày và tuyệt đối không được ăn mặn. Trong chế độ ăn phải có đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu như thịt cá, rau, quả, …
- Đối với trẻ lớn hơn và ở người trưởng thành: Cần tập thói quen đi ngoài đúng giờ, bác sĩ khuyên bạn giờ giấc tốt nhất là sáng sớm hoặc sau khi đi học đi làm. Đồng thời bổ sung rau quả, chất xơ,trái cây, … vào thực đơn hằng ngày. Lượng nước đủ cung cấp cho cơ thể rất quan trọng, tuy nhiên đây là nước lọc, hạn chế nước có gaz, rượu bia. Tập thể dục đều đặn để có sức khỏe tốt đồng thời cơ bụng co bóp linh hoạt hơn giúp cho quá trình tống phân ra ngoài dễ dàng.
- Không nên tự ý mua thuốc nhuận tràng sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ
Đây cũng là lời khuyên dành cho các bố mẹ đang nuôi con nhỏ đến từ bác sĩ Chu Hòa Sơn, hiện đang công tác tại Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur .
Cụ thể, để đẩy lùi tình trạng táo bón chức năng, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau phù hợp với nhiều lứa tuổi:
- Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống mỗi ngày: Chất xơ có tác động rất lớn trong việc kích thích nhu động ruột, thúc đẩy đi ngoài dễ dàng và nhanh chóng, do vậy bạn nên ăn nhiều chất xơ trong rau, củ quả, ngũ cốc, các loại đậu,…
- Uống nước đầy đủ: Kết hợp với chế độ ăn nhiều chất xơ là uống đầy đủ nước giúp bạn tăng số lần đi tiêu hoặc đi đều đặn. Chỉ uống nước mà không ăn chất xơ sẽ không có hiệu quả trong việc điều trị táo bón.
- Men vi sinh rất tốt cho trẻ bị táo bón: Men vi sinh có tác dụng làm tăng lợi khuẩn trong dạ dày. Vì vậy, bổ sung men vi sinh trong chế độ ăn sẽ giúp chống táo bón hiệu quả, giúp đi tiêu thường xuyên.
Hỏi: Thưa bác sĩ, có thể phòng ngừa táo bón chức năng như thế nào ạ?
Trả lời:
- Thay đổi chế độ ăn, ăn nhiều chất xơ
- Đừng uống sữa nhiều quá nhé, nhất là trẻ trên 1 tuổi ,chỉ cần uống 500 – 600ml/ ngày, thay sữa công thức bằng sữa tươi thanh trùng/ tiệt trùng
- Cho trẻ uống nhiều nước
- Tập thói quen đi cầu cho trẻ vào một giờ nhất định, tốt nhất là buổi sáng sau khi ngủ dậy là việc làm cực kỳ cần thiết và quan trọng trong điều trị táo bón
- Khuyến khích trẻ tập thể dục, đừng lười vận động!
Nguồn giaoductretho.net