Những căn bệnh khiến cho trẻ ho lâu ngày không khỏi

Trẻ ho dai dẳng kéo dài nhiều ngày khiến cho rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng và bối rối trong việc tìm cách chữa trị cho trẻ. Cha mẹ hãy tìm hiểu những tác nhân khiến trẻ ho dai dẳng dưới bài viết này nhé!

Những bệnh lý thường gặp khiến trẻ ho lâu ngày không khỏi

Những bệnh lý thường gặp khiến trẻ ho lâu ngày không khỏi

Như thế nào thì được coi là ho dai dẳng?

Trẻ bị ho lâu ngày thường có những triệu chứng như ho khan, ho có đờm, ho dị ứng thời tiết, ho từng cơn, ho rũ rượi. Tuy nhiên, nếu phân loại theo thời gian thì có thể chia làm hai loại chính là ho cấp tính và ho dai dẳng.

Có thể thấy thời gian là tiêu chuẩn để nhận biết ho dai dẳng ở trẻ. Những triệu chứng ho cấp tính thường được giải quyết trong vòng 3 tuần trở lại. Tuy nhiên với những trẻ ho kéo dài từ 3 tuần trở lên thì được coi là ho dai dẳng kéo dài. Lúc này cha mẹ cần phải tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ ho dai dẳng để có phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Tác nhân khiến trẻ ho lâu ngày không khỏi 

Nguyên nhân trẻ con đang lớn bị ho lâu ngày không khỏi đôi khi đến chính từ một số căn bệnh nguy hiểm như:

Hen suyễn: Hen suyễn là nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị ho lâu ngày không khỏi. Trẻ ho do bệnh hen suyễn thường kèm theo những tiếng rít khẽ và khò khè, có thể đã kéo dài hơn 10 ngày và trở nên tệ hơn vào ban đêm hoặc có biểu hiện dị ứng với phấn hoa, thời tiết lạnh, lông hoặc mùi động vật, bụi bẩn và khói.

Hen suyễn là căn bệnh mãn tính, kinh niên khi đường hô hấp trao đổi không khí với lá phổi bị thu hẹp, có khi bị sưng làm đường thông khí bị tắc nghẹt, tạo nên các chất nhầy và co thắt, khiến trẻ thở khó khăn hơn. Những yếu tố chủ yếu gây nên căn bệnh này bao gồm những tác động của môi trường, vi khuẩn lây lan và trong quá trình vận động của trẻ. Theo các bác sỹ trẻ em, nếu trẻ bị hen suyễn thì cha mẹ cần phải hết sức chú ý và phải có chế độ chăm sóc và điều trị phù hợp nhất.

Viêm phế quản

Viêm phế quản là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Trẻ bị viêm phế quản cơn ho thường có đờm, khò khè và hay kéo theo hơi thở nhanh, nông và khó khăn, bên cạnh đó trẻ cũng xuất hiện triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi trong vòng một tuần, sau đó có cơn sốt khoảng 39,4 độ C, bé ngủ lịm đi và thở ra tiếng khò khè.

Trẻ bị viêm phế quản là do Virus hợp bào hô hấp gây nên tình trạng nhiễm trùng trên và thường xuất hiện trong thời điểm cuối mùa đông và đầu mùa xuân.

Khi thấy con ho lâu ngày kèm theo những biểu hiện của bệnh viêm phế quản thì mẹ nên đưa con đi khám. Trường hợp nhẹ (chỉ ho khò khè mà không bị khó thở), các mẹ có thể đặt thêm máy phun sương trong phòng ngủ của con để giúp trẻ long đờm trong phổi và đảm bảo rằng bé uống đủ nước.

Viêm phế quản khiến trẻ ho dai dẳng kéo dài

Viêm phế quản khiến trẻ ho dai dẳng kéo dài

Ho lâu ngày do cảm lạnh

Cảm lạnh cũng là tác nhân khiến trẻ bị ho lâu ngày không khỏi. Trẻ ho do cảm lạnh thường ho ướt, ho có đờm nhưng hơi thở không bị hô, khò khè và thở nhanh cả ngày lẫn đêm, trẻ cũng có thể bị sốt nhẹ, nước mắt nước mũi chảy nhiều. Trẻ bị cảm lạnh thường ho trong khoảng 10 ngày khi cơn cảm lạnh kết thúc, tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ hết cảm lạnh nhưng cơn ho vẫn chưa dứt.

Trường hợp này các mẹ nên thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý và cố gắng giữ cho mũi của bé luôn được sạch và thông thoáng. Mẹ cần lưu ý khi sử dụng các loại thuốc thông mũi, có thể được sử dụng cho trẻ hơn 2 tuổi nhưng nên tham khảo ý kiến của các bác sỹ trước khi cho con dùng thuốc, vì có thể bé bị viêm xoang (bệnh do vi khuẩn gây nên trong thời tiết lạnh) hoặc các căn bệnh khác như hen, suyễn hay bị viêm họng đấy.

Viêm tắc thanh quản ở trẻ

Nếu trẻ bị ho do viêm tắc thanh quản thì tiếng ho thường chát chúa, khô khốc và khác biệt so với các cơn ho khác và thường xảy ra vào ban đêm. Căn bệnh này của trẻ thường trở nên tệ hơn vào ban đêm và đỡ hơn vào ban ngày, bé có thể bị sốt nhẹ. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn mặt bé tím lại, hơi thở gay gắt và có tiếng the thé khi bé hít vào, hơi giống với tiếng rít khi trẻ khóc thét lên.

Bệnh viêm tắc thanh quản do virus lây lan gây bệnh khiến cho cổ họng và khí quản bị sưng và thu hẹp lại. Căn bệnh này thường gặp ở trẻ từ 1 đến 3 tuổi.

Để giúp trẻ nhanh chóng chấm dứt cơn ho cũng như khỏi bệnh thì cách chăm sóc tốt nhất đó là mẹ hãy ngồi với con trong phòng tắm ướt khoảng 5 phút. Độ ẩm ướt lúc này sẽ giúp bé long đờm trong phổi và kiềm chế cơn ho cho bé. Ban đêm nếu nhiệt độ trở lạnh các mẹ hãy ủ ấm bé trong chăn và mặc quần áo dài cho bé nhưng tuyệt đối đừng đóng kín cửa nhé, hãy để cửa sổ mở và không khí tràn vào phòng để giúp đường hô hấp của bé đỡ sưng hơn. Hãy gọi ngay bác sỹ nếu thấy bé có biểu hiện xấu hơn hoặc thở ngày càng nặng nhọc hơn.

Ho gà

Ho gà là căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ, nếu không được điều trị sớm và phù hợp sẽ khiến trẻ bị co giật, khó thở dẫn tới tử vong. Trẻ bị ho gà thường có tiếng ho khô khan và rất nhanh, có cảm giác như 25 lần ho trong một lần thở vậy. Khi bé hít vào mạnh tạo nên âm thanh the thé như tiếng gà.

Để phòng ngừa bệnh ho gà cho trẻ nhỏ, thì khi mới sinh mẹ đã được chỉ định tiêm chủng phòng ngừa căn bệnh này, thời thiết lạnh thì mẹ cần phải giữ ấm cơ thể có trẻ, đặc biệt là vùng ngực, cổ. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu của bệnh ho gà thì mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để phòng tránh trường hợp xấu có thể xảy ra. Bệnh ho gà có thể trị khỏi bằng thuốc kháng sinh, tuy nhiên thường mất nhiều thời gian len tới vài tuần, thậm chí cả tháng trời.

Một số sai lầm mẹ thường gặp khi chăm sóc trẻ bị ho

Nguyên nhân khiến cho trẻ rơi vào tình trạng ho lâu ngày không khỏi đôi khi là do chính từ việc thiếu kinh nghiệm chăm sóc con cái của các bậc phụ huynh như lạm dụng thuốc xịt thông mũi, lạm dụng thuốc khánh sinh mà không tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Chế độ dinh dưỡng: Khi trẻ bị bệnh thường có cảm giác ăn không ngon miệng, ăn rất ít nên không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng tăng cao để chống lại các tác nhân gây hại và hồi phục cơ thể. Nếu cha mẹ không có các biện pháp đúng mức để cải thiện dinh dưỡng cho trẻ sẽ khiến trẻ mệt mỏi và lâu hồi phục.

Chăm sóc trẻ bị ho lâu ngày

Chăm sóc trẻ bị ho lâu ngày

Cùng với chế độ ăn, bí quyết để nuôi con khỏe mạnh khi bị ho là cho con uống đủ nước cũng giúp làm loãng đờm, nhớ, cải thiện đáng kể tình trạng ho ở trẻ. Tuy nhiên, có không ít các bậc phụ huynh không quan tâm tới việc bổ sung đầy đủ nước cho trẻ, dẫn tới các triệu chứng ho càng thêm khó chịu và kéo dài hơn.

Việc lạm dụng những loại thuốc xịt để thông mũi cho trẻ khi thấy con bị nghẹt mũi cũng sẽ để lại nhiều tác dụng phụ trong đó có nấm họng gây nên ho dai dẳng ở trẻ. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc khánh sinh để điều trị ho cho trẻ một cách bừa bãi không theo chỉ định của bác sĩ không những không có tác dụng mà còn gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng điển hình là vi khuẩn kháng thuốc, khiến cho bệnh càng trở nên trầm trọng và đe dọa tới tính mạng của trẻ. Cùng với đó, thuốc kháng sinh cũng tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi làm cho vi khuẩn vi rút gây hại dễ dàng tấn công tạo nên tình trạng ho lâu ngày không dứt ở trẻ.

Các bác sỹ khuyến cáo, cha mẹ không nên tự động cho trẻ uống kháng sinh, thuốc ức chế ho, thuốc ngủ, hoặc thuốc chống dị ứng. Điều này vô cùng nguy hiểm vì những loại thuốc này có thể làm nặng thêm tình trạng viêm phổi, viêm thanh phế quản và hen suyễn ở trẻ. Ngoài ra những thuốc này còn có thể gây suy hô hấp ở trẻ nhỏ.

Nguồn: giaoductretho.net

 

 


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội