Những bệnh về răng miệng trẻ thường gặp
Trẻ nhỏ là lứa tuổi rất hay mắc các vấn đề về răng miệng do chưa ý thức được việc vệ sinh. Vậy các bệnh về răng miệng ở trẻ em thường gặp nhất là loại bệnh lý nào?
- Cách xử lý và phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em
- Viêm tai giữa căn bệnh nguy hiểm khó lường ở trẻ nhỏ
- Viêm phế quản căn bệnh “thường niên” ở trẻ nhỏ
Những vấn đề về răng miệng ở trẻ đa phần là do không vệ sinh sạch sẽ
Các bệnh răng miệng ở trẻ tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm mất thẩm mỹ khuôn mặt cũng như giọng nói của con. Vì thế cha mẹ cần biết ở độ tuổi nào trẻ hay mắc các vấn đề nào về răng miệng để có thể can thiệp kịp thời cách chữa trị cho con.
Các bệnh răng miệng thường gặp ở trẻ em
-
Bệnh viêm nướu
Viêm nướu thường xuất hiện ở những trẻ ít vệ sinh răng miệng, mọc răng sớm. Hiện tượng đầu tiên của việc trẻ bị viêm nướu là nướu sẽ đỏ và sưng tấy lên, dễ bị chảy máu, miệng có mùi hôi. Viêm nướu chính là nguyên nhân dẫn đến sâu răng ở cấp độ nặng vì thế mẹ cần chú ý đến việc thường xuyên cho con đi vệ sinh cũng như khám nha khoa định kỳ.
Viêm nướu khiến trẻ khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày
-
Bệnh sâu răng
Sâu răng là chứng bệnh phổ biến và dễ gặp nhất trong các bệnh về răng miệng ở trẻ. Sâu răng do nhiều nguyên nhân gây nên như trẻ hay ăn đồ ngọt, ngậm kẹo, ngậm bi bình sữa qua đêm, lười vệ sinh răng miệng… Hiện nay bệnh sâu răng đang có dấu hiệu gia tăng mạnh ở những trẻ từ 3 đến 6 tuổi. Bệnh sâu răng để lâu dễ dẫn đến các tình trạng viêm tủy răng, tủy chết, viêm quanh cuống răng, áp xe quanh cuống răng, có khả năng làm vỡ răng, làm giảm thẩm mỹ của răng, gây hôi miệng và ảnh hưởng đến giao tiếp của trẻ.
-
Bệnh nhiệt miệng
Bệnh nhiệt hay có tên gọi khác là viêm loét miệng, đây là bệnh được bắt nguồn từ những tổn thương bị phát sinh ở vùng niêm mạc miệng và cổ họng gây đau đớn, rất khó chịu khi bé ăn, nói hoặc cử động. Đặc biệt khi ăn uống những thực phẩm nóng, lạnh có chất kích thích thì trẻ sẽ bị đau hơn tại những vết loét và phần xung huyết xung quanh. Xét về độ nghiêm trọng thì nhiệt miệng không nguy hiểm và khó chữa bằng sâu răng hay viêm nướu và các triệu chứng của bệnh nhiệt miệng sẽ tự biến mất sau 1 – 2 tuần, nhưng bệnh có thể sẽ bị tái phát lại. Bệnh nhiệt miệng gây ảnh hưởng đến việc ăn uống của bé, khiến bé sụt kí trong giai đoạn con trẻ đang lớn.
Nhiệt miệng khiến trẻ bị đau đớn ăn không ngon
-
Bệnh nha chu
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh nha chu là phần nướu răng của bé trở nên sưng đỏ, dễ chảy máu, đặc biệt là khi đánh răng sẽ dễ dàng để lại vết máu trên lông bàn chải. Nếu người lớn không điều trị kịp thời cho trẻ thì có khả năng bệnh sẽ trở thành mãn tính và chuyển thành viêm vành răng thậm chí các dây chằng quanh răng cũng bị tiêu hủy dần và có thể dẫn đến gãy răng, rụng răng ở bé.
-
Bệnh nấm miệng ở các bé
Nấm miệng cũng là bệnh răng miệng thường gặp ở trẻ nhỏ. Việc chuẩn đoán và điều trị bệnh không khó nhưng nhiều mẹ tự ý mua thuốc cho trẻ uống khiến bệnh nặng hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ miễn dịch chưa trưởng thành, vệ sinh răng miệng kém… Bệnh nấm miệng ở các bé có thể gây biếng ăn, hay có thể thay đổi vị giác ăn không cảm thấy ngon miệng, đau rát họng hay nôn ói. Khi con có dấu hiệu bị nấm miệng cha mẹ cần học cách chăm sóc và điều trị bệnh nấm lưỡi ở trẻ để bệnh không ảnh hưởng đến vấn đề sinh hoạt của con.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh về răng miệng ở trẻ đa phần là do răng miệng trẻ không được vệ sinh sạch sẽ, trẻ có chế độ ăn uống không lành mạnh, trẻ không được kiểm tra và khám sức khỏe răng miệng định kỳ. Vì thế để con có một hàm răng đều, đẹp, sáng , khỏe cha mẹ hãy chú ý đến việc vệ sinh răng cho con đều đặn, để hạn chế phát sinh các vấn đề về răng miệng một cách tốt nhất.
Nguồn: giaoductretho.net