Cách chăm sóc và điều trị bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh
Nấm lưỡi là một bệnh lý rất thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, khiến cho trẻ luôn cảm thấy khó chịu dẫn tới bỏ ăn, bỏ bú làm ảnh hưởng không ít tới sự phát triển của trẻ.
- Trẻ con thời hiện đại, thừa điều kiện thiếu kiến thức sống
- Trẻ chậm nói căn bệnh thời của hiện đại
- Mẹ hãy cùng con vượt qua “nỗi đau tự kỷ”
Nấm lưỡi bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ
Nấm lưỡi hay còn gọi là tựa lưỡi, là một bệnh nhiễm nấm rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, gây kích ứng ở xung quanh miệng của bé khiến cho trẻ gặp khó khăn trong việc ăn uống, trường hợp nặng hơn có thể dẫn tới lưỡi bị viêm đỏ. Do đó, các bậc cha mẹ cần phải biết cách nuôi con khỏe khi bị nấm lưỡi để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
Nguyên nhân gây nấm lưỡi ở trẻ nhỏ
Bệnh nấm lưỡi do nấm Candida Albicans gây ra, chủ yếu là do việc vệ sinh răng miệng cho trẻ sau khi ăn hoặc bú sữa mẹ không được chăm sóc đúng cách, ngoài ra bé thường xuyên ăn bánh kẹo về đêm hoặc những trẻ có sức đề kháng kém cũng sẽ tạo điều kiện cho nấm cơ hội bùng phát và gây thành bệnh.
Trẻ bị nấm lưỡi thường xuất hiện những nốt trắng nhỏ ở phía trên đầu lưỡi, rồi lan rộng thành mảng trắng sữa trên mặt lưỡi, hoặc xuất hiện một mảng ban màu hồng, đỏ, bóng. Sau đó dần dần xuất hiện trên đó các mảng tưa có bề mặt không đều, màu trắng hoặc hơi vàng, bám khá chặt vào niêm mạc khiến cho trẻ khó chịu, vướng víu và đau, rát vùng miệng từ đó làm biếng ăn, ăn không ngon, bỏ ăn vì đau miệng, lâu dần sẽ ảnh hưởng nhiều tới quá trình phát triển của con đang lớn. Bên cạnh đó, nếu không được phát hiện kịp thời và chữa trị vi khuẩn nấm có thể lan xuống đường ruột gây nên bệnh tiêu chảy cấp tính và những bệnh tiêu hóa nguy hiểm khác.
Cách chăm sóc và điều trị nấm lưỡi ở trẻ
Để giúp có thể phòng ngừa bệnh nấm lưỡi cho trẻ, trước hết các bậc phụ huynh cần phải giáo dục trẻ sớm biết cách tự vệ sinh răng miệng sau khi ăn.
Với những trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể dùng gạc mềm thấm nước muối sinh lý để vệ sinh lưỡi cho trẻ sau khi bú, nếu trẻ bú bình hay sử dụng núm vú giả thì cha mẹ cần phải làm sạch chúng bằng nước ấm sau mỗi lần sử dụng, mẹ cũng cần vệ sinh núm vú trước và ngay sau khi con bú.
Khi trẻ bị nấm lưỡi, cha mẹ tuyệt đối không được cậy bỏ những chấm trắng trên lưỡi trẻ vì có thể làm chảy máu dẫn đến nhiễm trùng lưỡi, khiến bệnh lan rộng và nặng hơn. Mẹ có thể dùng nước muối thông thường hoặc nước muối sinh lý để súc miệng hằng ngày cho bé.
Chăm sóc và điều trị bệnh nấm lưỡi cho trẻ
Trong trường hợp trẻ bị nấm lưỡi nặng thì mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc chữa nấm lưỡi cho trẻ như Nystatin, Miconnazol. Tuy nhiên, khi dùng Miconnazol mẹ lưu ý không dùng cho trẻ bị bệnh về gan, bị dị ứng với Miconazol vì thuốc này sẽ gây ra một số chứng rối loạn tiêu hóa như: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm gan, mẩn ngứa,… cho trẻ. Còn Nystatin là loại thuốc tốt nhất cho các bé vì không có độc và không ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé. Việc sử dụng thuốc cần phải được chỉ định của những bác sỹ có chuyên môn, tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng cho trẻ, tránh những hiểm họa khôn lường tới sức khỏe có thể xảy ra. Tốt nhất là nên đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời tránh lây xuống ruột gây những bệnh nguy hiểm hơn.
Bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh rất dễ tái phát nhiều lần, do đó cha mẹ cần kiên trì điều trị dứt điểm căn bệnh này cho trẻ. Ngay khi phát hiện nấm lưỡi ở trẻ, cha mẹ nên có biện pháp xử lý ngay, tránh để lâu sẽ khiến cho nấm mọc dày hơn và có thể lây lan xuống cổ họng, thực quản từ đó dẫn đến nhiều bệnh nghiêm trọng đến sức khỏe bé.