Những bệnh có thể phát hiện được bằng việc lấy máu gót chân

Việc lấy máu gót chân sẽ được thực hiện trong vòng từ 24h – 72h sau khi sinh, tốt nhất là trong vòng 48h. Nhờ kết quả lấy máu này mà bác sĩ có thể chuẩn đoán về tình hình sức khỏe của bé.

Lấy máu gót chân ở trẻ

Lấy máu gót chân là phương pháp dùng kim chích 1 – 2 giọt máu ở chân trẻ sơ sinh rồi thấm vào giấy chuyên dụng, để khô, sau đó bắt đầu xét nghiệm và sẽ có kết quả trong một thời gian nhất định. Việc lấy máu gót chân được thực hiện sau sinh từ 24-72 giờ giúp các bác sĩ tầm soát một số bệnh của con những bệnh lý di truyền, rối loạn chuyển hóa ở trẻ, giảm thiểu số lượng trẻ em bị chậm phát triển về thể lực, trí tuệ và nhiều bệnh lý khác.

Lấy máu gót chân cho trẻ sơ sinh quan trọng như thế nào?

Có rất nhiều bệnh  hiện nay không có các triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn sơ sinh, dẫn đến việc điều trị và chẩn đoán gặp nhiều khó khăn. Việc thực hiện sàng lọc sơ sinh nhằm giúp phát hiện sớm các bệnh nội tiết, rối loạn chuyển hóa ảnh, và các bệnh bẩm sinh ảnh hưởng đến sức khỏe. Để thực hiện xét nghiệm này, các bác sĩ sẽ lấy máu ở gót chân của bé bởi đây là bộ phận có lượng máu dồi dào, đáp ứng đủ lượng để thực hiện xét nghiệm. Đồng thời gót chân là bộ phận kém nhạy cảm hơn so với các bộ phận khác trên cơ thể bé nên khi lấy máu sẽ ít bị đau hơn.

Việc lấy máu gót chân giúp trẻ kiểm tra được tình hình sức khỏe

Những bệnh nào có thể phát hiện được khi lấy máu gót chân?

Việc lấy máu gót chân sẽ được thực hiện trong vòng từ 24h – 72h sau khi sinh, tốt nhất là trong vòng 48h sau sinh, hoặc có thể kéo dài trong 7 ngày sau sinh, khi trẻ đã ăn sữa được hơn 8 lần. Với trường hợp các bé sinh non, thiếu cân, các bé nên được đưa đi lấy máu gót chân trước ngày thứ 20 sau sinh. Những bé phải truyền máu sau sinh có thể lấy máu sau thời gian 3 tháng. Máu lấy ra sẽ được thấm lên giấy thấm khô chuyên biệt và mang đi xét nghiệm.Một số bệnh lý có thể được phát hiện khi lấy máu gót chân là:

Thiếu men G6PD: Đây là bệnh di truyền do nhiễm sắc thể X bị dị dạng, không còn khả năng tổng hợp men G6PDm, gây nên bệnh vàng da, nếu kéo dài sẽ gây nên các nguy cơ bệnh lý về não, có thể gây tử vong cao hoặc các biến chứng về thần kinh, chậm phát triển… Nếu trẻ không bị biến chứng vàng da, thì qua giai đoạn sơ sinh, khi gặp cơ địa hoặc môi trường không thuận lợi như bé uống thuốc giảm đau, kháng viêm, ăn các thực phẩm họ đậu, viêm gan, viêm phổi sse làm cho bệnh bùng phát, có thể dẫn tới tình trạng tán huyết gây thiếu máu

Tăng tuyến thượng thận bẩm sinh: Đây cũng là căn bệnh di truyền nhưng tỷ lệ thấp hơn. Bệnh này không phổ biến, khoảng 1 vạn trẻ mới có 1 bé mắc phải. Khi cơ thể mắc bệnh này, tuyến thượng thận không thể sản xuất hai hormone cortisol và aldosterone để đáp ứng nhu cầu bình thường của trẻ.  Nguyên nhân dẫn đến việc tăng tuyến thượng thận bẩm sinh có thể dẫn tới các tình trạng rối loạn như thiếu hormone giữ muối, thừa androgen và thiếu cortisol. Khi mắc phải bệnh này có thể khiến cho bộ phận sinh dục của bé gái bắt đầu phát triển theo hướng nam tính, không có cách nào chữa dứt điểm và khi bé gái lớn lên sinh con thì phải sinh mổ.

Suy giáp bẩm sinh: Suy giáp bẩm sinh là bệnh lý tuyến giáp không sản xuất đủ hormone ở giai đoạn sơ sinh. Khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone sẽ khiến cho trẻ trở nên đần độn, sức khỏe trẻ sẽ bị ảnh hưởng cả về trí tuệ và chiều cao. Bệnh này nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời trong vòng 2 tuần để bổ sung hormone tuyến giáp thì trẻ sẽ phát triển bình thường.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội