Nguyên nhân và mẹo chữa trị trẻ sơ sinh hay vặn mình

Trẻ sơ sinh vặn mình khi ngủ khiến nhiều bố mẹ lo lắng, tuy nhiên đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường có thể chữa được bằng những mẹo nhỏ dân gian.

Nguyên nhân và biểu hiện của trẻ vặn mình

Nguyên nhân và biểu hiện của trẻ vặn mình

Trẻ sơ sinh hay vặn mình là biểu hiện bình thường và sẽ hết khi trẻ được 3 tháng tuổi. Tuy nhiên nếu trẻ hay vặn mình và ọc sữa, hay giật mình, đánh hơi, gồng mình… kèm theo quấy khóc, mồ hôi trộm thì đó có thể là biểu hiện của một số căn bệnh của con. Vì thế các bậc cha mẹ nên đưa con tới gặp bác sĩ chuyên khoa để có được chẩn đoán chính xác tình trạng và đưa ra cách chăm sóc tốt nhất.

Nguyên nhân và biểu hiện của trẻ vặn mình

Trẻ sơ sinh vặn mình là biểu hiện bình thường bởi bé chưa quen với môi trường bên ngoài, theo đó hiện tượng này xuất hiện từ vài tuần tuổi tới 2 tháng tuổi và kết thúc khi trẻ được 3 – 4 tháng. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh vặn mình nhiều kèm theo các biểu hiện ọc sữa, ra mồ hôi trộm, quấy khóc nhiều thì đó là biểu hiện của chứng thiếu Vitamin D hoặc bệnh về đường tiêu hóa cần phải thăm khám và điều trị. Theo các bác sĩ tư vấn, trẻ vặn mình khi ngủ có 2 biểu hiện chính về sinh lý và bệnh lý, cụ thể như sau:

Biểu hiện vặn mình sinh lý

Biểu hiện ở trẻ văn mình sinh lý có biểu hiện mặt đỏ lên và kết thúc trong vài phút. Hiện tượng này đến tháng thứ 2 , 3 dừng hẳn. Trẻ ăn ngủ tốt, lên cân bình thường thì không đáng lo ngại. Nguyên nhân cơ bản của hiện tượng có thể là do nơi ngủ của trẻ không được thoải mái, ấm áp, có quá nhiều ánh sáng hoặc tiếng ồn. Mặt khác khi trẻ bị đói chúng cũng có thể có biểu hiện này, vì thế các bậc cha mẹ cần đặc biệt lưu ý.

Biểu hiện vặn mình bệnh lý

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa, các biểu hiện như mồ hôi trộm, ngủ không sâu, hay giật mình quấy khóc… thì có thể là do thiếu Canxi, hệ tiêu hóa không tốt. Ngoài ra những tổn thương ngoài da do ngứa, nóng rát hoặc tai bé bị côn trùng cắn cũng khiến trẻ hay vặn mình khi ngủ.

Do đó dù là do biểu hiện về sinh lý hay bệnh lý thì các bậc cha mẹ cũng cần chú ý quan sát, tránh để những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe có thể xảy ra.

Một số mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh đơn giản hiệu quả

Một số mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh đơn giản hiệu quả

Một số mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh đơn giản hiệu quả

Đối với những biểu hiện bệnh lý khi trẻ vặn mình thì cha mẹ không sử dụng các mẹo chữa cho trẻ mà phải đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay để có những chẩn đoán kịp thời từ đó có cách chữa và chăm sóc phù hợp nhất. Đối với những biểu hiện sinh lý bình thường, cách chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh các mẹ có thể áp dụng như sau:

Thay tã bỉm loại êm ái, mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để trẻ ngủ ngon

Một trong số những lý do khiến trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình và gồng mình là do giấc ngủ không được sâu, một số nguyên nhân như tã bỉm bị ướt, quần áo không thoải mái, chật chội… khiến trẻ khó chịu và ngủ không ngon. Vì thế mẹ nên chọn những bộ quần áo rộng rãi, đủ ấm, chất liệu tốt, đồng thời kiểm tra chăm, đệm gối, nhiệt độ phòng ngủ của trẻ để đảm bảo con có giấc ngủ sâu và ngon nhất.

Xoa dịu bé nhẹ nhàng

Mẹ có thể ôm bé vào lòng và vuốt ve, âu yếm bé mỗi khi bé vặn mình, gồng mình để bé được cảm thấy thoải mái hơn, an toàn và dễ chịu hơn, bé sẽ ngủ ngon hơn.

Tắm nắng thường xuyên cho bé

Tình trạng thiếu canxi ở trẻ sơ sinh cũng là một nguyên nhân khiến trẻ văn mình, gồng mình, khó ngủ và quấy khóc. Vì thế để đảm bảo bé có được lượng Vitamin D cần thiết cho quá trình tổng hợp canxi cho cơ thể các mẹ hãy cho bé tắm nắng thường xuyên vào buổi sáng từ 6 – 8 giờ.

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ khi bú mẹ

Thông thường đối với trẻ bú mẹ, thường mẹ ăn gì con sẽ ăn đó, vì vậy để giúp con đủ dưỡng chất, đủ canxi, vitamin, kẽm…các mẹ hãy bổ sung chế độ dinh dưỡng khoa học. Những thực phẩm giàu canxi như cá hồi, cá ngừ, cá thu…hay các loại cá nhỏ có thể ăn cả xương các mẹ nên bổ sung. Bên cạnh đó, rau xanh, thịt, cá các loại cần đa dạng để trẻ sơ sinh phát triển tốt hơn.

Ngoài những yếu tố trên, để nuôi con khỏe mạnh thì mẹ hãy chú ý đến và kiểm tra xem trẻ có những dấu hiệu bất thường trên da hay không. Nếu tình trạng nổi mẩn đỏ, hăm quá nhiều cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ để có được những hướng dẫn điều trị phù hợp nhất. Đặc biệt, nếu trẻ bị sốt cao thì không được tự ý bôi thuốc cho trẻ mà nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để có được chẩn đoán đúng và xử lý kịp thời.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội