Nguyên nhân và cách xử lý tình trạng trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày

Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày là một vấn đề khiến cho rất nhiều bậc làm cha làm mẹ chưa có kinh nghiệm chăm sóc con cái lo lắng, quan tâm. Vậy tình trạng đi ngoài liên tục ở trẻ nhỏ là do đâu, xử lý như thế nào?

Nguyên nhân khiên trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày

Nguyên nhân khiên trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày

Tình trạng đi ngoài liên tục nhiều lần trong ngày rất thường xảy ra đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, bởi hệ thống tiêu hóa của trẻ vẫn còn non yếu, chỉ cần những yếu tố nhỏ cũng khiến trẻ rơi vào tình trạng này, làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Để giúp phụ huynh biết thêm thông tin về vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ này, giaoductretho.net xin được chia sẻ một số điều cần thiết dưới bài viết sau đây!

Nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày

Bởi hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, vì vậy những xâm hại tới đường ruột của trẻ cũng là nguyên nhân khiến trẻ mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa, trong đó có chứng đi ngoài liên tục nhiều lần trong ngày. Một số nguyên nhân chính như:

Do mọc răng: Nhiều trường hợp trẻ mọc răng cũng là nguyên nhân khiến số lần đi ngoài trong ngày tăng lên, đây vấn đề bình thường trong quá trình phát triển của bé. Đến giai đoạn trẻ mọc răng, trong khoang miệng của trẻ sẽ tiết ra 1 loại enzim đặc biệt. Loại enzym này kết hợp với nước bọt thông thường khi bé nuốt phải sẽ khiến bé đi ngoài nhiều hơn.

Trẻ bị tiêu chảy cấp: Tiêu chảy cấp là một bệnh thường gặp ở trẻ em, nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng của trẻ, trẻ có thể bị tử vong do mất nước, mất muối nhiều ngoài ra còn gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.

Trẻ bị tiêu chảy cấp thường có dấu hiệu là mệt mỏi, chán ăn, không chơi đùa, kèm theo sốt nhẹ và nôn trớ khiến cơ thể bị mất nước nghiêm trọng. Trong trường hợp bé bị tiêu chảy do vi khuẩn lỵ trẻ thường bị tiêu chảy với phân lỏng, sốt, đau quặn bụng, trướng bụng, phân có nhầy, có máu. Tiêu chảy cấp ở trẻ thường bị gây ra do vi khuẩn E.coli, tụ cầu, thương hàn, tả, lị và nhiều vi khuẩn khác có trong chất thải bị nhiễm vào nước uống, thức ăn hay dụng cụ, tay người chăm sóc trẻ. Ngoài ra còn do một số loại vi rút như Rota vi rút, Adeno vi rút, Nowalk vi rút… trong đó Rota vi rút là tác nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy cho trẻ dưới 2 tuổi.

Do rối loạn tiêu hóa: Đây cùng là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày. Trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa do mẹ mắc những sai lầm trong việc cho trẻ ăn dặmVới những trẻ trên 6 tháng tuổi, nếu không ăn uống đúng giờ đúng bữa, ăn uống inh tinh, thiếu chất sẽ dễ gây nên rối loạn tiêu hóa dẫn đến tình trạng đi ngoài nhiều lần trong ngày.

Bên cạnh đó, trẻ ăn phải các thức ăn bị ôi thiu hay nhiễm các vi sinh vật gây hại cho đường ruột, trong thành phần thức ăn, sữa có chứa một số chất trẻ bị dị ứng cũng đều là nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Với những bé sơ sinh, khi nguồn dinh dưỡng phụ thuộc vào sữa mẹ. trong quá trình nuôi con này người mẹ sử dụng nhiều thuốc nhuận tràng cũng là nguyên nhân khiến bé đi đại tiện nhiều lần trong ngày.

Việc xác định nguyên nhân khiến trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày là rất cần thiết, sẽ giúp cho việc điều trị trở lên dễ dàng hơn và hạn chế tối đa những tác hại tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Cách xử lý khi trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày

Khi đã xác định được nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài liên tục nhiều lần trong ngày thì mẹ cần phải có những biện pháp phòng tránh, xử lý bằng một số cách như dưới đây:

Bảo đảm chế độ ăn uống: Trước tiên mẹ cần phải bảo đảm chế độ ăn uống hợp vệ sinh cho trẻ, những đồ ăn để lâu trong tủ lạnh có mùi ôi thiu thì không được cho trẻ sử dụng, mẹ đang cho con bú cùng cần phải có một chế độ ăn uống khoa học, hợp vệ sinh để không làm ảnh hưởng cho con.

Thời điểm này, bí quyết nuôi con khỏe được nhiều bà mẹ chia sẻ là tốt nhất là mẹ nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hoá như cháo, súp, các món ninh, hầm nhừ. Đặc biệt cần đảm bảo vệ sinh khi chế biến món ăn cho bé bằng cách rửa tay sạch bằng xà phòng và đảm bảo vệ sinh các dụng cụ nhà bếp.

Cho bé uống đủ nước: Uống đủ nước là biện pháp luôn đúng khi người lớn bị đi ngoài và nó cũng không hề sai khi áp dụng với trẻ sơ sinh. Cung cấp đủ nước bên cạnh nguồn sữa để giúp bé chống mất nước khi bị đi ngoài. Mẹ cũng có thể bổ sung dung dịch bù chất điện giải oresol pha theo tỉ lệ như hướng dẫn.

Cho trẻ sử dụng sữa chua: Vi khuẩn có lợi trong các thức ăn lên men tự nhiên được tìm thấy trong sữa chua là một cách an toàn và hiệu quả để giảm bớt về số lượng và thời gian tiêu chảy ở trẻ nhỏ.

Chăm sóc trẻ bị đi ngoài nhiều lần

Chăm sóc trẻ bị đi ngoài nhiều lần

Không cho trẻ sử dụng đường, đồ ngọt: Các đồ ăn, thức uống chứa đồ ngọt sẽ làm cho tình trạng tiêu chảy của trẻ nặng nề hơn, do đó mẹ không nên cho trẻ sử dụng đường hay các đồ uống có vị ngọt như nước trái cây pha loãng hay là trà gừng.

Không cho trẻ sử dụng các loại thuốc cầm tiêu chảy: Việc sử dụng thuốc cầm tiêu chảy bừa bãi, không theo chỉ định của bác sĩ là rất nguy hiểm, ảnh hưởng không hề nhỏ tới sức khỏe của trẻ sau này.

Nên thay tã thường xuyên cho trẻ: Để bảo đảm vệ sinh cho trẻ, tránh việc hăm lở, nhiễm trùng da thì mẹ cần phải thường xuyên thay tã cho trẻ trong những ngày đi ngoài.

Hình thành kỹ năng sống cần thiết cho trẻ: Mẹ nên giáo dục trẻ sớm biết cách vệ sinh tay chân bằng xà phòng trước và sau khi ăn hay đi vệ sinh.

Tránh cho bé đến những nơi đông người khi đang có dịch bệnh hoặc trong những ngày hè nắng nóng.

Nếu đã áp dụng tất cả các biện pháp xử lý và phòng ngừa ở trên nhưng tình trạng đi ngoài liên tục ở trẻ vẫn không thuyên giảm thì tốt hơn hết là mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện để được thăm khám, điều trị hiệu quả nhất.


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội