Nguyên nhân nào gây tình trạng đau dạ dày khi mang thai?

Đạu dạ dày khi mang thai là một bệnh lý thường gặp ở một số mẹ bầu hiện nay. Vậy nguyên nhân, yếu tố nào gây ra tình trạng đau dạ dày ở mẹ bầu?

Viêm dạ dày ở mẹ bầu xảy ra khi nào?

Giải thích cơ chế viêm dạ dày ở con người, bác sĩ tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur Yên bái giải thích như sau: “Viêm dạ dày xảy ra khi niêm mạc của ruột hoặc dạ dày bị ăn mòn. Sự ăn mòn ảnh hưởng đến axit của dạ dày, và làm hỏng một số thành dạ dày.” Ngoài viêm dạ dày, có một số rối loạn khác liên quan đến hệ  tiêu hóa thường gặp trong thai kỳ.

Một số bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến nhất khi mang thai như sau:

  • Nôn và buồn nôn
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Bệnh viêm ruột

Buồn nôn và nôn là dấu hiệu phổ biến của thai kỳ. Tuy nhiên, bệnh viêm dạ dày ít xảy ra hơn ở bà bầu và ít biến chứng hơn.

Một vài lý do cơ bản gây ra tình trạng đau dạ dày khi mang thai ở mẹ bầu

Đau dạ dày là một trong các bệnh lý của người mẹ thường gặp khi mang thai. Vì vậy, mẹ bầu cần lắm rõ các nguyên nhân sau để có thể chủ động phòng tránh đau dạ dày khi mang bầu:

  • Ốm nghén thai kỳ:

Ốm nghén là hội chứng thường gặp ở bà bầu 3 tháng đầu mang thai. Hội chứng này đặc trưng bởi dấu hiệu buồn nôn và nôn mửa thường xuyên. Mặc dù không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng ốm nghén có thể tác động đến hoạt động tiêu hóa, kích thích dạ dày co bóp quá mức, tăng tiết dịch vị và phát sinh cơn đau.


Một vài lý do cơ bản gây ra tình trạng đau dạ dày khi mang thai ở mẹ bầu

  • Nội tiết tố thay đổi:

Trong quá trình mang thai, hormone progesterone có xu hướng tăng lên đột ngột. Hormone này có chức năng giữ bào thai trong tử cung và hạn chế nguy cơ sảy thai. Đôi khi progesterone tăng lên bất thường có thể khiến nhu động ruột giảm, làm tăng áp lực ổ bụng và gây kích thích dạ dày. Lúc này dạ dày có xu hướng bài tiết nhiều dịch vị, co bóp quá mức và thường xuyên phát sinh cơn đau.

  • Tử cung giãn nở:

 Để đảm bảo đủ không gian cho thai nhi phát triển, tử cung bắt đầu giãn nở từ tháng thứ 4 thai kỳ.

  • Thói quen ăn uống:

Phụ nữ mang thai có thể bị đau dạ dày do tăng số lượng thực phẩm trong bữa ăn một cách đột ngột, thai phụ ăn quá nhiều trái cây có vị chua, thường xuyên ăn đêm, uống cà phê, rượu bia,…

  • Căng thẳng thần kinh:

Căng thẳng trong thời gian mang thai xuất phát từ nội tiết tố bất ổn, lo lắng về việc nuôi dưỡng và chăm sóc con cái. Phụ nữ mang thai căng thẳng có thể làm tăng áp lực lên dây thần kinh não – ruột khiến nhu động ruột giảm, dạ dày co bóp và bài tiết axit quá mức.

Đau dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không?

“Đau dạ dày khi mang thai không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ bầu.” – giảng viên Cao đẳng Y dược chuyên ngành Cao đẳng Hộ Sinh tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur nhấn mạnh, Nhưng mẹ bầu cần lưu ý là dấu hiệu này có thể tác động tiêu cực đến cuộc sống sinh hoạt và hiệu suất lao động của các mẹ.


Đau dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không?

Có một số trường hợp đau dạ dày còn có thể là biểu hiện của một số vấn đề tiêu hóa như viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản….

Ảnh hưởng của chứng đau đạ dày khi mang thai:

  • Mẹ bầu nhẹ sút cân, cơ thể xanh xao và suy nhược.
  • Trẻ sinh ra ốm yếu và có hệ miễn dịch kém.
  • Hình thành ổ viêm loét nặng ở niêm mạc dạ dày, tá tràng và thực quản.

LƯU Ý: Bệnh viêm đau dạ dày khi mang thai nếu không phát hiện điều trị có thể gây một số biến chứng nặng như xuất huyết tiêu hóa và thủng dạ dày. Mẹ bầu nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được điều trị ngay, không nên chủ quan. Thông tin tại trang giáo dục trẻ thơ chỉ mang tính tham khảo!

Nguồn: giaoductretho tổng hợp chia sẻ đến mẹ bầu


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội