Một vài căn bệnh ngoài da hay gặp ở trẻ mùa nắng nóng

Các bệnh ngoài da ở trẻ tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, đặc biệt nếu không điều trị sẽ để lại những biến chứng khôn lường.

Những căn bệnh ngoài da trẻ hay mắc vào màu hè

Những căn bệnh ngoài da trẻ hay mắc vào màu hè

Rôm sảy

Rôm sảy là bệnh ngoài da rất phổ biến ở trẻ, nhất là vào mùa hè. Nguyên nhân gây nên rôm sảy là do thời tiết nóng nực, mồ hôi trẻ tiết nhiều không thoát ra được hết, ứ đọng khiến làn da nổi lên nhiều sẩn nhỏ lấm tấm màu hồng, mọc thành từng đám, có khi dày đặc. Càng ở những vùng mồ hôi tiết ra nhiều như trán, cổ, lưng, ngực, các nếp gấp của cơ thể… càng có nhiều rôm.

Khi bị rôm sảy trẻ thường ngứa ngáy khó chịu, đôi khi rôm đốt gây đau rát trên da. Theo kinh nghiệm chăm sóc con cái trong dân gian, để chữa rôm sảy các mẹ nên tắm cho con bằng các bài nước lá, cho con ăn nhiều đồ mát, ở nơi thoáng đáng để tránh cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi.

Nguyên nhan bị rôm xảy là do cơ thể con tiết quá nhiều mồ hôi

Nguyên nhân bị rôm sảy là do cơ thể con tiết quá nhiều mồ hôi

Chàm sữa

Chỉ những trẻ sau 3 tháng tuổi mới bị chàm sữa. Biểu hiện bệnh là những mụn nhỏ li ti xuất hiện ở hai bên má rồi lan đến cằm và trán. Chúng nhanh chóng vỡ ra khiến cho da trở nên đỏ và bị rớm dịch. Nếu không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn, những vết vỡ sẽ bị đóng vảy, da trẻ đỏ nhiều hơn, trẻ thấy ngứa ngáy khó chịu. Nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ em khá phức tạp và khó xác định. Bệnh không nguy hiểm, thông thường đến giai đoạn trẻ từ 1 đến 3 tuổi bệnh sẽ tự biến mất mà không để lại dấu vết gì.

Chàm sữa là căn bệnh ngoiaf da hay mắc ở trẻ sơ sinh

Chàm sữa là căn bệnh ngoài da hay mắc ở trẻ sơ sinh

Bệnh tay – chân – miệng

Có thể nói bệnh tay, chân, miệng là căn bệnh ngoài da nguy hiểm và có tốc độ lây lan nhanh chóng nhất đối với trẻ nhỏ. Bệnh do virut đường ruột Coxsackieviruses A16 và Enterovirus 71 gây ra. Khi bị nhiễm bệnh cơ thể trẻ sẽ sốt cao, đau họng, nổi ban có bọng nước. Trẻ nhỏ thường đau khóc, bỏ bú, lúc này miệng trẻ có những vết lở miệng, xuất hiện nhiều ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi…, sau đó xuất hiện những vết phát ban dạng phỏng nước hoặc vết nổi cộm trên da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân… Tốt nhất khi bệnh ở trẻ phát triển cha mẹ cần đưa con tới bệnh viện để điều trị vì bệnh tiến triển rất nhanh và phức tạp, bệnh cũng có thể diễn biến gây viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong.

Chân tay miệng là căn bệnh rất nguy hiểm và dễ mắc ở trẻ nhỏ

Chân tay miệng là căn bệnh rất nguy hiểm và dễ mắc ở trẻ nhỏ

Bệnh mề đay

Đây là phản ứng viêm da của da, biểu hiện thường có các sẩn phù màu hồng, xuất đột ngột và rầm rộ ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Ở những vùng sẩn rất ngứa, hợp lại thành mảng lớn, không giới hạn và lan rộng khắp người. Thậm chí có thể gây khó thở.

Bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu có thể mắc ở cả người lớn và trẻ nhỏ, bệnh thường có các triệu chứng như nổi bóng nước và khi phát bệnh thường rất nhanh và nổi toàn thân. Trẻ nhỏ hơn 7 tuổi thường ít kèm sốt, ở những trẻ trên 7 tuổi kèm sốt cao, mệt mỏi, biếng ăn. Đặc điểm của thủy đầu là trẻ chỉ bị 1 lần nhưng bệnh có khả năng lây lan sang những người bên cạnh. Bệnh thủy đậu có thể điều trị tại nhà như cho trẻ nghỉ ngơi, uống thuốc giảm ngứa, sốt và bôi ngoài để tránh sẹo.

Với nhiều bệnh ngoài da ở trẻ có thể tự khỏi nhưng có nhiều bệnh bố mẹ cần cho con đi tới bệnh viện để kiểm tra và thăm khám sức khỏe. Mặc dù trẻ nhỏ là đối tượng rất hay mắc các bệnh ngoài da nhưng hiện nay đa phần các bệnh này đều không có thuốc đặc trị, vì thế để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cha mẹ cần cho con tiêm đủ 8 mũi tiêm quan trọng trước khi trẻ 6 tuổi. Những mũi tiêm trên sẽ giúp cơ thể trẻ tăng sức đề kháng phòng tránh được những loại virut ở môi trường bên ngoài.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội