Một số xét nghiệm sàng lọc cần thiết trước khi sinh

Tiến hành kiểm tra, sàng lọc trước khi sinh là việc làm rất cần thiết giúp mẹ bầu phát hiện được những rủi ro, bất thường hay những dị tật bẩm sinh ở trẻ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh

Xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh

Hiện nay, có đến 2-3 % trẻ trào đời mang các dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ sau này, trở thành gánh nặng của gia đình. Do đó, để có thể chăm sóc sức khỏe bà bầu và thai nhi một cách tốt nhất, giúp phát hiện sớm các vấn đề bất thường của trẻ khi còn nằm trong bụng mẹ, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên thực hiện một số xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh dưới đây!

3 tháng đầu thai kỳ

Trong giai đoạn thai nhi được 3 tháng tuổi, các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm hình thái của thai nhi, đo độ mờ da gáy nhằm kiểm tra, phát hiện sớm những nguy cơ mắc hội chứng bệnh down ở trẻ, việc chẩn đoán này còn giúp phát hiện ra các vấn đề khác như thai nhi không có hộp sọ, kẽ hở thành bụng…

Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu của mẹ trong 3 tháng đầu của thai kỳ cũng rất cần thiết nhằm phát hiện ra những căn bệnh ám ảnh trong thời kỳ mang thai như rubella, HIV hay những bất thường về gene của thai nhi hay không. Nếu nhận thấy có điểm khác lạ sau khi xét nghiệm máu, các bác sĩ sẽ tiếp tục thực hiện xét nghiệm sinh thiết gai rau để xác định chính xác tình trạng gene và các vấn đề khác của thai nhi.

Giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ

Giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ thì thai nhi đã phát triển hơn rất nhiều, các bác sĩ có thể dễ dàng xem xét từng bộ phận trên cơ thể của trẻ. Giai đoạn này bác sĩ khuyến cáo mẹ nên thực hiện một số sàng lọc, chuẩn đoán các bất thường về hệ thần kinh của bé (não úng thủy, tật nứt đốt sống…), hệ tim mạch (dị tật van tim, mạch máu, tim…), hệ tiêu hóa (dạ dày, ruột..), hệ sinh dục (thận đa nang, van niệu đạo…), xương (ngắn chi, loạn sản xương…).

Mẹ bầu sẽ được tiến hành xét nghiệm máu, nhằm phát hiện các bệnh tật mới lây nhiễm ở mẹ bầu và các bất thường về nhiễm sắc thể mới phát sinh. Nếu xét nghiệm máu của mẹ bầu có vấn đề, y bác sĩ sẽ chọc nước ối để xét nghiệm để xác định tình trạng chính xác của thai nhi đang gặp phải để có biện pháp can thiệp kịp thời các triệu chứng và tăng cơ hội để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn.

Giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ

Trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, là lúc thai nhi đã phát triển gần như toàn diện, để bảo đảm an toàn sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và con thì mẹ bầu nên thực hiện những xét nghiệm sàng lọc như:

Xét nghiệm dung tích hồng cầu (Hematocrit/hemoglobin): xét nghiệm này được thực hiện trong suốt quá trình mang thai, đặc biệt là vào 3 tháng cuối của thai kỳ, xét nghiệm này nhằm phát hiện tình trạng thiếu máu của mẹ bầu.

Xét nghiệm tiểu đường: Mẹ bầu có thể tạm thời yên tâm nếu có kết quả xét nghiệm đường huyết bình thường trong khoảng thời gian từ tuần 23 đến 27. Ngược lại, nếu kết quả bất thường và bạn chưa thực hiện xét nghiệm dung nạp đường huyết, bạn cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ vào lúc này.

Xét nghiệm kháng thể Rh: Nếu mẹ mang kháng thể Rh âm (Rh-), xét nghiệm kháng thể sẽ được lặp lại (thường là cùng lúc với xét nghiệm đường huyết) và mẹ sẽ được tiêm globulin miễn dịch Rh ở tuần 27. Trong trường hợp không may nếu máu em bé lẫn vào máu của bạn, các globulin miễn dịch Rh sẽ ngăn cơ thể bạn phát triển các kháng thể có khả năng gây nguy hiểm cho con của bạn trong tương lai hoặc thậm chí ngay chính lúc này.

Siêu âm màu ở tuần 32: Việc thực hiện siêu âm màu ở giai đoạn này giúp phát hiện sớm những bất thường ở động mạch, tim và cấu trúc não, hay sự bất thường về nhau thai như dây rốn quấn quanh cổ, bất thường về vị trí bám của dây rốn. Giúp bác sĩ nhận biết được tình trạng phát triển của tử cung là nhanh hay chậm. Nếu tử cung phát triển chậm sẽ dễ bị suy thai và ngạt thai sau khi đẻ.

Xét nghiệm sàng lọc cần thiết ở 3 tháng cuối của thai kỳ

Xét nghiệm sàng lọc cần thiết ở 3 tháng cuối của thai kỳ

Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B: Từ tuần 34 đến 36, bạn sẽ được kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) trong âm đạo và trực tràng. Trong trường hợp kết quả dương tính, bạn cũng sẽ không được tiến hành điều trị ngay bởi vì việc này không đảm bảo rằng các vi khuẩn sẽ không trở lại.

Cùng với đó, việc xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục như bệnh chlamydia, bệnh lậu, giang mai, HIV.. cũng cần được thực hiện vào giai đoạn này, để có thể làm giảm đáng kể nguy cơ truyền bệnh cho em bé.

Đặc biệt những trường hợp như Mẹ mang thai khi đã qua tuổi 30 tuổi hay bố trên 55 tuổi, những mẹ từng mang thai dị dạng, gia đình từng có người mắc bệnh khuyết tật bẩm sinh, mẹ bị bệnh rubella, cảm cúm, thủy đậu, nội khoa… hay kết hôn cận huyết thì cần phải đặc biệt lưu ý và cần thường xuyên tiến hành kiểm tra, sàng lọc trong suốt quá trình mang thai, bởi đây đều là những trường hợp mang thai có nguy cơ cao khiến trẻ bị dị tật bẩm sinh.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội