Mách mẹ bầu cách chống rạn da lúc mang thai

Những vết rạn da chằng chịt luôn là nỗi ám ảnh của các chị em phụ nữ. Để ngăn chặn tình trạng rạn da các mẹ cần có cách phòng chống ngay từ bây giờ.

Rạn da luôn là nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ trong quá trình mang bầu

Rạn da luôn là nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ trong thời gian mang bầu

Rạn da không gây ảnh hướng tới sức khỏe người phụ nữ nhưng lại khiến chị em luôn mặc cảm với chính mình và cả những người xung quanh.Tình trạng rạn da sẽ xuất hiện nhiều và sớm hơn ở những người có làn da đàn hồi kém, nhạy cảm. Thậm chí cả ở những người có làm da tốt vẫn có thể xuất hiện tình trạng rạn da vì tăng cân quá đột ngột.

Vì sao khi mang bầu phụ nữ thường hay bị rạn da?

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng rạn da ở phụ nữ mang thai là do cơ thể phát triển với tốc độ quá nhanh mà da không phát triển theo kịp. Điều này khiến những sợi mang chức năng đàn hồi, co giãn dưới da bị gãy, kết quả là rạn da xuất hiện. Đặc biệt phụ nữ mang thai rạn da xuất hiện ở những vùng bụng, đùi, nách. Ban đầu vết rạn có màu đỏ nhạt hoặc đỏ tía, sau giai đoạn mang thai chúng sẽ nhạt dần và chuyển sang màu xám hoặc trắng, đen.

Theo các chuyên gia, phụ nữ mang bầu tăng khoảng 10-15kg là hợp lí và đảm bảo có thai kì khỏe mạnh. Để đối phó với chứng rạn da, mẹ bầu nên duy trì sức khỏe dinh dưỡng hợp lí để tăng cân một cách từ từ và ổn định suốt 9 tháng 10 ngày.

Những cách chống rạn da khi mang bầu

  • Bổ sung kẽm cho da

Khi cơ thể người mẹ thiếu kẽm không chỉ gây ra tình trạng thiếu chất ở mẹ và sự phát triển của con và còn làm cho các mẹ dễ đối mặt với tình trạng rạn da hơn cả. Vì thế mẹ bầu cần bổ sung đủ lượng kẽm cho cơ thể trong giai đoạn này, có thể bổ sung bằng viên uống, thực phẩm hoặc nhiều cách khác.

  • Chăm chỉ tập thể dục

Da của mẹ sẽ trở nên đàn hồi và khỏe hơn khi mẹ thường xuyên tập thể dục, trong lúc tập tuyến dầu dưới da sẽ kích thích tuyến bã nhờn khiến da không bị khô và luôn được cung cấp độ ẩm cần thiết.

Chính vì thế một trong những cách chống rạn da ở phụ nữ đó chính là tập những môn yoga, vận động nhẹ nhàng, vừa tốt cho cả mẹ và bé.

Tập thể dục cũng là mọt trong những cách chống rạn da ở phụ nữ

Tập thể dục cũng là mọt trong những cách chống rạn da ở mẹ bầu

  • Sử dụng các loại tinh dầu

Các loại tinh dầu như bưởi, oliu, nho, E, thầu dầu, dừa luôn được nhắc và biết đến trong góc làm đẹp của chị em phụ nữ. Tuy cách sử dụng những loại tinh dầu này có phần mang tính “thủ công” nhưng hiệu quả  đem đến lại vô cùng khả quan với tình trạng rạn da hiện tại của các mẹ.

Bởi vì các loại tinh dầu này giúp cải thiện độ đàn hồi của da và ngăn ngừa vết rạn. Hầu hết các loại dầu này có lợi vì tính chất chống oxy hóa của chúng giúp cải thiện tế bào gốc của da.

Ngoài ra, các chị em có thể sử dụng một vài cách khác như dùng kem chống rạn, massaga, một vài biện pháp tiến tiên với sự can thiệp của các trang thiết bị hiện đại để chống rạn da  hoặc nhiều chị em thường xuyên nên tâm sự eva để cập nhật những cách chống rạn da mới nhất, hiệu quả nhất và được các chị em truyền tai nhau sau một thời gian sử dụng.

Khi nào thì nên thực hiện biện pháp phòng ngừa rạn da

Đa phần, khi thấy những vết rạn xuất hiện trên da nhiều chị em mới thực hiện biện pháp chống rạn. Tuy nhiên, lúc này mọi biện pháp sẽ không đem lại hiệu quả cao bởi da đã bị rạn. Vì thế chị em nên sử dụng các biện pháp chống rạn từ những tháng thứ 4- 5 trở đi, vì thời điểm này thai nhi bắt đầu phát triển, làm da ở vùng bụng, hông, ngực căng ra khiến mẹ bầu xuất hiện các dấu hiệu ngứa bụng, rạn nứt ra. Cũng vào thời điểm này, các mẹ cần bổ sung ngay những dưỡng chất cần thiết nuôi để nuôi dưỡng da, giúp tăng liên kết hạn chế rạn nứt da.

Áp dụng những cách chống rạn da trên các chị em hoàn toàn có thể tự tin với thân hình của mình sau khi sinh em bé. Đa phần những cách chống rạn này không hề ảnh hướng tới sức khỏe của bé vì đây đều là những biện pháp bên ngoài da.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội