Khám phá cách điều trị khi bị nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ

Nhiễm Helicobacter pylori do thừa acid hay thiếu lớp chất nhày bảo vệ gây ra các bệnh dạ dày nguy hiểm, thậm chí ung thư dạ dày. Vậy khi trẻ bị nhiễm vi khuẩn thì cách điều trị thế nào?

Khám phá cách điều trị khi bị nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ

Khám phá cách điều trị khi bị nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ

Đối với người lớn thì hiện nay đã có nhiều hiệp hội đưa ra các phương pháp chẩn đoán cũng như là các phác đồ điều trị, tuy nhiên ở trẻ em thì việc tìm ra và điều trị loại vi khuẩn này có sự khác biệt. Để tìm hiểu về chủ đề nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ nhỏ, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với giảng viên đến từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

50% dân số thế giới đang bị nhiễm Helicobacter pylori mà không biết

Hỏi: Thưa bác sĩ, như vậy thì tình hình chung về tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylory ở Việt Nam là cao hay thấp ạ và tỷ lệ nhiễm ở trẻ em thì có cao hơn so với người lớn không ạ?

Trả lời:

Có 50 % dân số thế giới bị nhiễm Helicobacter pylori, trong đó chỉ 15% trong số họ bị viêm, loét dạ dày – tá tràng và chỉ 1 % trong số đó là chuyển sang ung thư dạ dày, còn lại họ chung sống hoà bình với Helicobacter pylori.

Ở Việt Nam, một nghiên cứu của bác sĩ Vương Tuyết Mai được thực hiện vào năm 2001 cho thấy ở người lớn VN tỉ lệ nhiễm Helicobacter pylori là 75.2%, tuy nhiên con số này không ngừng tăng lên. Trong số những người bị nhiễm Helicobacter pylori thì tỉ lệ viêm loét dạ dày – tá tràng là 6-7 %. Bố mẹ cần biết những điều này để có bí quyết nuôi con khỏe.

Trẻ em ở các nước đang phát triển trong đó có Việt nam có tỉ lệ nhiễm Helicobacter pylori có thể lên tới 80%, đại đa số đều không triệu chứng và chung sống hoà hình với vi khuẩn.

Khi có triệu chứng đau bụng nghi ngờ bệnh dạ dày, tá tràng việc đầu tiên phải làm là nội soi dạ dày tá tràng để quan sát tổn thương niêm mạc dạ dày tá tràng chứ không phải thực hiện các xét nghiệm tìm Helicobacter pylori đơn thuần như test hơi thở hay xét nghiệm tìm kháng nguyên trong máu hay trong phân.
Không có chỉ định tầm soát Helicobacter pylori ở trẻ em không triệu chứng dù cha mẹ chúng có bị nhiễm vi khuẩn.

Cân nhắc tìm Helicobacter pylori ở trẻ trong một số trường hợp: thiếu máu thiếu sắt kháng trị, giảm tiểu cầu tự miễn kháng trị, cha mẹ, anh chị em ruột bị ung thư dạ dày, có triệu chứng nghi bệnh dạ dày, tá tràng. Và như đã nói thì nội soi đau dày vẫn nên là xét nghiệm được làm đầu tiên.

50% dân số thế giới đang bị nhiễm Helicobacter pylori mà không biết

50% dân số thế giới đang bị nhiễm Helicobacter pylori mà không biết

Làm xét nghiệm nào để biết bạn bị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori?

Hỏi: Thưa bác sĩ, vậy khi có chỉ định tìm Helicobacter pylori thì có những xét nghiệm nào có thể lựa chọn ạ?

Trả lời:

Theo các chuyên gia về lĩnh vực sức khỏe có nhiều phương pháp được dùng để tìm vi khuẩn Helicobacter pylori như:

  • Các phương pháp xâm lấn (qua nội soi dạ dày) như: sinh thiết làm mô bệnh học, test urease, nuôi cấy vi khuẩn, PCR.
  • Các phương pháp không xâm lấn như: test hơi thở (tuy nhiên phương pháp này chỉ làm được ở những trẻ lớn đã biết nuốt nguyên viên thuốc), tìm kháng nguyên Helicobacter pylori trong phân, tìm kháng thể trong nước tiểu và nước bọt, tìm kháng thể trong huyết thanh (xét nghiệm máu).

Mỗi một phương pháp đều có độ đặc hiệu và độ nhạy khác nhau. Xét nghiệm máu chỉ dùng trong các nghiên cứu chứ không dùng để xác định tình trạng hiện tại và điều trị. Xét nghiệm phân và hơi thở nhằm xác định có hay không nhiễm Heliocbacter pylori ở thời điểm hiện tại, và theo dõi kết quả điều trị diệt khuẩn.
Sinh thiết dạ dày và các test hơi thở, phân, … chỉ được thực hiện khi ngừng tất cả các thuốc liên quan tới dạ dày (các thuốc giảm tiết acid ít nhất 2 tuần lễ và các kháng sinh ít nhất 4 tuần) nếu không sẽ cho kết quả không chính xác hay còn gọi là âm tính giả.

Hỏi: Thưa bác sĩ, khi nào thì có thể khẳng định chắc chắn đã nhiễm Helicobacter pylori trong dạ dày?

Trả lời:

Xác định chắc chắn nhiễm Heliocbacter pylori trong dạ dày khi kết quả nuôi cấy dương tính hoặc kết quả giải phẫu bệnh dương tính và 1 trong 3 phương pháp urease, tìm kháng nguyên trong phân, test hơi thở dương tính. Đây là bệnh của con phổ biến mà mẹ nên biết để phòng tránh.

Hỏi: Thưa bác sĩ, khi đã chắc chắn nhiễm Helicobacter pylori thì trẻ sẽ được điều trị như thế nào ạ?

Trả lời:

Helicobacter pylori được điều trị trong các trường hợp sau:

  • Tất cả các trường hợp loét dạ dày, hành tá tràng (xác định qua nội soi) mà dương tính với Helicobacter pylori.
  • Trẻ trước đây có loét dạ dày tá tràng, hiện nay không loét không đau nhưng có vi trùng Helicobacter pylori thì vẫn điều trị.
  • Trẻ vị viêm teo niêm mạc dạ dày kèm theo chuyển sản ruột.
  • Trẻ có tổn thương viêm trên nội soi, dương tính với Helicobacter pylori và :
    + Có ba/mẹ bị loét hoặc ung thư dạ dày.

+ Không có tiền căn gia đình thì cân nhắc điều trị.

  • Trẻ có dấu hiệu lâm sàng gợi ý viêm loét dạ dày, tá tràng mà khi làm các test không xâm lấn dù có dương tính nhưng cần phải tiến hành nội soi chẩn đoán trước khi quyết định điều trị, trên thực tế điều này khó khăn vì không phải trẻ nào cũng nội soi được.

Nguồn giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội