Hướng dẫn cách xử lý bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em?

Sốt xuất huyết ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây chảy máu, giảm huyết áp đột ngột và tử vong.

Hướng dẫn cách xử lý bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em?

Hướng dẫn cách xử lý bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em?

Để giúp độc giả biết thông tin cơ bản về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với các bác sĩ Chu Hòa Sơn, giảng viên của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách phòng và trị bệnh để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như gia đình.

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em có nguy hiểm không?

Hỏi: Thưa Bác sĩ, bệnh sốt xuất huyết là gì?

Trả lời:

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em bắt nguồn từ một trong số 4 loại virut: DEN– 1, DEN-2, DEN- 3, DEN- 4 lây truyền qua đường cắn của các loại muỗi cái theo chu trình: muỗi cái hút máu từ cơ thể người bệnh, virus ủ bệnh trong cơ thể muỗi 8 – 11 ngày. Trong thời gian này nếu muỗi đi cắn người sẽ truyền bệnh cho những người lành. Đây là một trong bệnh của con phổ biến nhất mà bố mẹ nên biết.

Nếu cơ thể không có khả năng miễn dịch với sốt xuất huyết thì ai cũng có thể trở thành đối tượng của bệnh nhiễm này. Tuy nhiên, do mồ hôi của trẻ khiến muỗi dễ phát hiện và sức đề kháng của bé còn yếu nên khả năng bị sốt xuất huyết thường cao, gây ra hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh đó, trẻ lại hiếu động, hay chơi ở những nơi tối, ẩm ướt, đây lại là địa bàn hoạt động mạnh của muỗi vằn, nên trẻ cũng dễ bị sốt xuất huyết hơn người lớn là điều dễ hiểu.

Hỏi: Triệu chứng thường gặp của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là như thế nào thưa Bác sĩ?

Trả lời:

Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết là siêu vi trùng Dengue gây ra, là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính và lây lan trên diện rộng chủ yếu do loại muỗi vằn hút máu từ người mắc bệnh truyền sang người lành. Loại muỗi vằn này thường ở trong nhà, trong các góc tối và nơi ẩm thấp, chúng thường hoạt động cả ban ngày lẫn ban đêm. Đặc điểm này khác hẳn với nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét.

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý thường gặp ở trẻ như: sốt siêu vi, sốt phát ban. Nên đôi khi không được cấp cứu kịp thời dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và tình mạng của trẻ, nhiều trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, dẫn đến tử vong. Theo các chuyên gia thì bạn có thể dựa vào những dấu hiệu cơ bản sau để nhận biết dấu hiệu sốt xuất huyết trẻ nhỏ:

  • Trẻ đột ngột sốt cao 38 -39 độ, liên tục 3 – 7 ngày.
  • Xuất hiện các chấm xuất huyết, màu đỏ ở dưới da.
  • Có biểu hiện chảy máu chân răng, chảy máu cam, nôn mửa, đi ngoài ra máu.
  • Có thể kèm theo dấu hiệu đau dữ dội vùng bụng dưới ở sườn bên phải.
  • Với trẻ lớn hơn thì vẫn có các dấu hiệu: sốt nhẹ, đau đầu, nhức mắt, đau khớp, nhức mỏi toàn thân, chấm xuất huyết và có thể kèm theo rong kinh (với những bé gái, đã có kinh nguyệt).

Do đó, tốt nhất, khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu kể trên thì cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến các cở sở y tế uy tín để có thể khám và tìm biện pháp điều trị hiệu quả, an toàn. Bệnh thường gặp ở con từ 1 đến 3 tuổi và nặng nhất ở trẻ dưới 1 tuổi.

Cách xử lý và phòng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Hỏi: Cách xử lý bệnh này như thế nào khi trẻ bị mắc bệnh? Có những cách nào phòng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em hay không?

Trả lời:

Cách xử lý và phòng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Cách xử lý và phòng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Khi trẻ bị mắc bệnh, nên khuyến khích trẻ uống hiều nước vì khi sốt trẻ dễ bị mất nước. Tuy nhiên không nên cho trẻ uống các loiaj nước có màu đỏ nâu đen hay có ga vì sẽ khó nhận biết giữa chảy máu ở bao tử  với màu của thức uống khi trẻ có nôn ói. Bên cạnh đó cần cho trẻ ăn lỏng giúp dễ tiêu như cơm nhão, cháo, súp. Tránh ăn những thức ăn quá nhiều dầu mỡ vì trẻ sẽ thấy đầy bụng khó tiêu. Các mẹ tuyệt đối không cạo gió và không dùng aspirin và Ibuprofen để hạ sốt. Nếu trẻ có một trong các triệu chứng: Sốt quá cao, xuất huyết lan rộng, chân tay lạnh, trẻ đang tỉnh táo bỗng lừ đừ, có khi vật vã, đau bụng dữ dội, da đổi màu,… thì cần cho trẻ nhập viện ngay để được các Bác sĩ can thiệp và điều trị kịp thời. Đây cũng là lời khuyên của các bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyên sinh viên khi chăm sóc trẻ bị bệnh và cũng là bí quyết nuôi con khỏe của nhiều bậc phụ huynh.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng bạn không nên tự ý cho trẻ sử dụng các loại thuốc hạ sốt vì một số loại thuốc có nguy cơ làm xuất huyết dạ dày trong trường hợp này, không cạo gió cho trẻ vì có thể dẫn đến chảy máu, nhiễm trùng máu. Cha mẹ cũng không nên áp dụng các biện pháp dân gian khi trẻ đang bị sốt xuất huyết vì nó sẽ làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

 – Dưới đây là một số cách phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ em các mẹ nên áp dụng để bảo vệ trẻ:

  • Không cho trẻ chơi đùa ở các nơi có môi trường tối tăm, ẩm thấp, ao tù nước đọng.
  • Khi ngủ cả ngày hay đêm nên mắc mùng để tránh bị muỗi đốt
  • Có thể áp dụng một số biện pháp diệt muỗi như: sử dụng bình xịt, thắp nhang muỗi, phun thuốc chống muỗi…
  • Đậy kín các nơi có nước như lu, vại… đây là nơi giúp muỗi có điều kiện sinh sản và phát triển
  • Phát quang bụi rậm, nơi ở cần vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát

Nguồn giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội