Chuyên gia y tế khuyên bạn nên chú ý điều gì khi trẻ bị bệnh ho gà?

Bệnh ho gà ở trẻ nếu không được chữa trị kịp thời có thể khiến trẻ suy hô hấp, viêm phổi, viêm não, thậm chí tử vong. Bởi vậy, phụ huynh cần chú ý điều gì khi trẻ mắc bệnh?

Chuyên gia y tế khuyên bạn nên chú ý điều gì khi trẻ

Chuyên gia y tế khuyên bạn nên chú ý điều gì khi trẻ bị bệnh ho gà?

Sức đề kháng của trẻ nhỏ thường yếu, do đó rất dễ lây nhiễm các loại virus, vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa. Ho gà là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là đối với trẻ dưới 1 tuổi.

Ho gà ở trẻ là bệnh gì?

Ho gà gây ra do sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn Bordetella pertussis

Ho gà là một bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh gây ra do sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn Bordetella pertussis. Chúng đi vào đường hô hấp trên rồi khu trú và phát triển ở lông mao biểu mô trụ của đường khí quản, thanh quản.Tại đây, vi khuẩn Bordetella pertussis sẽ tiết ra một loại độc tố là Pertussis toxin, loại protein độc lực chính gây bệnh.

Ho gà là bệnh lây lan qua đường hô hấp do vi khuẩn có trong dịch mũi họng bắn ra ngoài không khí khi ho, hắt hơi, ôm hôn… nên trẻ em từ 1 – 6 tuổi rất dễ mắc bệnh, trẻ càng nhỏ, bệnh càng nặng. Bởi vậy đây là một trong những kiến thức nuôi con khỏe mà bất kỳ phụ huynh nào cũng cần biết.

Triệu chứng bệnh ho gà ở trẻ

Ho gà là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Bệnh ho gà rất dễ nhầm lẫn với các bệnh ho thông thường. Nếu có những biểu hiện dưới đây, rất có thể bé đã bị ho gà.

Ho gà thường phát triển theo 3 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn đầu xuất tiết, bé ho kéo dài từ 1 – 2 tuần với triệu chứng như chảy nước mũi, họ nhẹ. Lúc này, những biểu hiện của bệnh ho gà ở trẻ rất giống với triệu chứng cảm cúm thông thường nên rất khó nhận biết.
  • Giai đoạn 2: Từ 1 – 2 tuần kế tiếp sau giai đoạn đầu, các bé bắt đầu ho nhiều hơn, mỗi cơn ho cũng kéo dài và sặc sụa hơn. Người bé tím tái, nhất là môi và mắt sau mỗi cơn ho, thậm chí bé cảm thấy khó thở. Điều này khiến bé kiệt sức, mệt mỏi và biếng ăn, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.
  • Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn hồi phục sau một thời gian tương đối dài mắc bệnh. Các cơn ho của trẻ ngắn lại, số cơn cũng giảm, không còn liên tục và dữ dội như trước. Trẻ dần khỏe mạnh và ăn uống bình thường.

Giai đoạn đầu bệnh ho gà ở trẻ rất khó phân biệt với bệnh ho thông thường nên nếu thấy trẻ xuất hiện biểu hiện ho kéo dài thì ba mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời vì có thể bé đã mắc bệnh ho gà, nhất là đối với những trẻ chưa được tiêm phòng vắc-xin ho gà.

Ho gà ở trẻ có biến chứng không?

Triệu chứng bệnh ho gà ở trẻ

Ho gà ở trẻ có biến chứng không?

Bệnh ho gà không phải là một bệnh ho bình thường mà nó có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

  • Viêm phổi: Nếu ho gà kéo dài, trẻ sẽ gặp phải biến chứng viêm phổi nặng, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ suy dinh dưỡng.
  • Viêm não: Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh ho gà ở trẻ. Trẻ sốt cao li bì, hôn mê dễ dẫn đến tử vong.
  • Các biến chứng cơ học: Khi bị ho gà, trẻ có thể bị lồng ruột, sa trực tràng, thoát vị… Trường hợp nặng trẻ có thể tràn khí màng phổi.
  • Biến chứng khác: Một số biến chứng có thể gặp khi bị ho gà là hiện tượng xuất huyết võng mạc, viêm kết mạc mắt, bội nhiễm, rối loạn nước điện giải…

Phòng tránh bệnh ho gà ở trẻ như nào?

Các mẹ có thể giúp bé phòng bệnh bằng một số biện pháp dưới đây:

  • Tiêm vắc xin ngừa bệnh ho gà là biện pháp đem lại hiệu quả phòng bệnh cao nhất ngay từ khi bé mới sinh ra.
  • Cha mẹ cần chú ý tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh răng miệng, mũi họng cho bé cẩn thận, hạn chế đưa con đến những vùng ổ dịch hoặc có nguy cơ gây bệnh.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với những người bị bệnh vì rất dễ lây lan, nhất là đối với những bé chưa được tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh.
  • Khi bé xuất hiện ho sốt cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để thăm khám và điều trị kịp thời dù là bệnh ho gà hay ho bình thường.

Nguồn giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội