Công dụng của tinh dầu tràm đối với sức khỏe trẻ nhỏ và người lớn

Tinh dầu tràm được chiết xuất từ lá tươi của cây tràm gió. Dầu tràm được các bà mẹ truyền tai nhau sử dụng với nhiều công dụng có lợi cho người già, trẻ nhỏ.

Tìm hiểu về công dụng của tình dầu tràm

Tìm hiểu về công dụng của tình dầu tràm

Để tìm hiểu công dụng thực sự của tinh dầu tràm. Bác sĩ Chu Hòa Sơn – Giảng viên Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ với bạn đọc những thông tin bổ ích về loại tinh dầu này.

Cách tạo ra tinh dầu tràm

Tinh dầu tràm được tạo ra bằng cách ép và chưng cất lá tươi của cây tràm gió, loài cây mọc thành rừng tự nhiên, phân bố nhiều ở Thừa Thiên Huế, Quảng Bình và vùng Đồng Tháp Mười. Thành phần hóa học của dầu tràm khá phong phú trong đó được quan tâm nhiều nhất phải kể đến 2 hoạt chất là Eucalyptol ( 1,8 – Cineol) và α-Terpineol.

Eucalyptol (1,8 – Cineol) chiếm 23 – 65% là chất lỏng trong suốt, không màu, mùi thơm nhẹ, vị cay, không tan trong nước. Hoạt chất này có tác dụng giữ ấm cơ thể, chống viêm, chống nấm, phòng ngừa và điều trị bệnh lý đường hô hấp. α-Terpineol có chức năng kháng khuẩn đặc biệt là ức chế virus H5N1. Kết quả này đã được OPODIS pharma thực hiện tại viện Pasteur TP.HCM nghiên cứu và công bố năm 2008. Do vậy từ năm 2008, Bộ y tế đã bổ sug tinh dầu trầm vào danh mục thuốc thiết yếu dành cho các cơ sở y tế để kiểm soát bệnh địa phương.

Tình dầu tràm được đánh giá là lành tính và vô cùng tốt cho sức khỏe

Tình dầu tràm được đánh giá là lành tính và vô cùng tốt cho sức khỏe

Cách dùng tinh dầu tràm hiệu quả

Theo dược học cổ truyền, tinh dầu tràm có vị cay chat, mùi thơm, tính ấm vào kinh tỳ và kinh phế, công dụng hoạt huyết khu phong, tiêu đờm sát khuẩn… Do vậy tinh dầu tràm được dùng trong các trường hợp sau:

  • Chống cảm lạnh, tránh gió, tránh ho: Khi thời tiết chuyển lạnh cho dầu tràm vào nước tắm, sau khi tắm lau khô người thoa dầu tràm trực tiếp vào lòng bàn chân, thái dương… cho trẻ nhỏ và cả người lớn. việc thoa dầu tràm lên gang bàn chân giúp phòng tránh được nhiều bệnh của con.
  • Chống viêm nhiễm: Nhỏ mũi hỗn hợp tinh dầu tràm pha với dầu thầu dầu có tác dụng sát khuẩn, chống ngạt mũi hiệu quả. Rửa vết thương với hỗn hợp tinh dầu tràm pha với nước chín nồng đôh 0,2%.
  • Làm sạch không khí, phòng chống cúm: xông tinh dầu tràm bằng đèn xông tinh dầu, nhỏ vài giọt tinh dầu vào chén nước nóng hoặc thấm vào miếng bông đặt ở các góc nhà sẽ giúp không khí trong phòng được thoảng đãng tránh vi khuẩn.
  • Giảm đau bụng, đau nhức cơ, xương khớp: đau nhức xương khớp, đau đầu là bệnh của mẹ thường gặp sau khi sinh xong, vì thế lúc này mẹ có thể thoa nên vùng đau nhức một ít tính dầu tràm để cơn đau được giảm nhẹ.
  • Chữa mụn nhọt trứng cá do da dầu: Thoa trực tiếp lên vùng da mụn, hoặc nhỏ vào sữa rửa mặt dùng hàng ngày. Các trường hợp nấm tay, chân thoa trực tiếp tinh dầu tràm cũng cho thấy tác dụng rõ rệt.
  • Chống hôi miệng, viêm lợi… bằng cách súc miệng ngày 2-3 lần/ngày hoặc nhỏ vào kem đánh rang để sử dụng.
  • Trị gàu, trị chấy với dầu gội chứa 5% tinh dầu tràm: Dùng dầu gội này thường xuyên giúp ngăn ngừa vi khuẩn, nấm tấn công da đầu.

Lời khuyên từ bác sĩ Sơn: Sử dụng tinh dầu tràm rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên cần lưu ý lựa chọn cơ sở sản xuất uy tín để có thể mua được dầu tràm nguyên chất. Do gần đây vì lợi nhuận có nhiều cơ sở sản xuất tinh dầu tràm từ cây chổi xể hoặc pha chế thêm những loại dầu khác làm giảm công dụng của dầu. Đồng thời bạn đọc nên lưu ý dầu tràm là mặt hàng cấm vận chuyển bằng đường hàng không, nên tránh mang theo khi di chuyển bằng máy bay.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội