Có nên hoãn lịch tiêm chủng cho trẻ do ảnh hưởng dịch Covid – 19?
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 có nên hoãn lịch tiêm chủng cho trẻ không? Loại vắc xin nào có thể được trì hoãn lịch tiêm, loại nào không thể?
Có nên trì hoãn tiêm chủng cho trẻ do ảnh hưởng dịch Covid – 19?
Những loại vắc xin không thể trì hoãn lịch tiêm phòng
Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Paseteur chia sẻ: 4 loại vắc xin bố, mẹ bắt buộc phải tiêm phòng cho trẻ để đảm bảo sức khỏe cho con:
Vắc-xin viêm gan B: Sau khi trẻ sinh ra, liều vắc-xin viêm gan B đầu tiên được tiêm cho trẻ sơ sinh;
Tiêm vắc xin BCG: Khi trẻ sinh ra được 28 ngày tuổi, trẻ sơ sinh sẽ được tiêm chủng vắc xin BCG để phòng bệnh lao.
Ngoài ra còn có 2 loại vắc-xin là: phòng bệnh dại và tiêm phòng độc tố uốn ván cần được tiêm theo đúng lịch vì 2 loại này khi cần tiêm là không thể trì hoãn lịch tiêm chủng được.
Tất nhiên, nếu trẻ có tiền sử đã tiếp xúc với người nghi ngờ hoặc đã bị nhiễm virus Covid-19, phụ huynh cần cho trẻ cách ly trong vòng 14 ngày. Trong 14 ngày, nếu trẻ có bị sốt, bạn nên ngừng lịch tiêm phòng.
Những loại vắc xin phụ huynh có thể trì hoãn lịch tiêm tạm thời
Vì thời điểm hiện tại đặc biệt nên để tránh nguy cơ bị lây nhiễm chéo, bố, mẹ không nên cho trẻ đến những nơi có tập trung đông người và có thể hoãn lại lịch tiêm chủng đối với một số loại vắc xin.
Vắc-xin viêm não mô cầu AC: Bệnh viêm não do não mô cầu có thể trì lịch tiêm chủng hoãn tạm thời vì hiện tại không phải vụ dịch và theo quy luật dịch 3 năm mới có 1 lần. Trẻ 2 tuổi bắt đầu được tiêm phòng và cứ nhắc lại 3 năm một lần
Thương hàn: Bệnh này lây nhiễm qua đường ăn uống, nếu giữ vệ sinh ăn chín uống sôi đảm bảo là có thể hạn chế được bệnh này. Vaccin này 3 năm nhắc lại 1 lần.
Viêm gan A: Bệnh này lây qua đường ăn uống nên trong giai đoạn này lịch tiêm chung có thể tạm hoãn.
Vắc-xin HPV: Điều dưỡng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Vaccin phòng ung thư cổ tử cung, độ tuổi lý tưởng để tiêm chủng là từ 9 – 13 tuổi, như vậy việc trì hoãn tạm thời tiêm chủng cho trẻ trong thời điểm này không có ảnh hưởng gì.
Nếu các bậc phụ huynh không chắc chắn về loại vắc-xin nào có thể được trì hoãn lại, hãy tham khảo ý kiến của sở y tế hoặc các trung tâm phòng chống dịch bệnh tại địa phương.
Những lưu ý khi đưa bé tiêm phòng trong đợt dịch Covid-19
Những lưu ý khi đưa bé tiêm phòng trong đợt dịch Covid-19
Trước khi tiêm chủng, hãy đo nhiệt độ của em bé và đánh giá sức khỏe của các thành viên đưa trẻ đi tiêm phòng.
Khi đưa con trẻ đi tiêm phòng, bố mẹ nên cố gắng tránh đi các phương tiện giao thông công cộng và đi ô tô riêng. Hãy đảm bảo luôn đeo khẩu trang trong suốt thời gian tiêm phòng.
Sau khi trẻ tiêm phòng, hãy cho trẻ trong khu vực sạch sẽ của cơ sở tiêm chủng trong thời gian 30 phút.
Không tắm cho trẻ trong vòng 24 tiếng sau khi tiêm chủng và chú ý đến vết tiêm của trẻ sau tiêm, nếu vết tiêm có tình trạng sưng to, bạn cần đưa trẻ đến thăm khám ở các cơ sở y tế.
Trẻ có thể bị sốt sau khi tiêm vắc xin, bạn có thể dùng thuốc hạ sốt cho trẻ. Nếu trẻ không hạ sốt, bạn cần đưa bé đến bệnh viện kịp thời xử trí.
Nguồn giaoductretho.net