Cẩn thận với căn bệnh trầm cảm sau sinh

Tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm sau sinh chiếm khoảng 15-20%, tuy nhiên những biểu hiện trầm cảm ban đầu người thân không để ý đôi khi xảy ra những hậu quả đau lòng.

Trầm cảm sau sinh căn bệnh thường gặp ở nhiều bà mẹ

Trầm cảm sau sinh căn bệnh thường gặp ở nhiều bà mẹ

Trầm cảm sau sinh là bệnh gì?

Trầm cảm sau sinh là loại bệnh của mẹ thường mắc sau khi sinh, bắt đầu bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên của bé, nhưng phổ biến nhất là trong 3 tuần đầu tiên sau sinh.  Bệnh nhân mắc chứng bệnh này thường có cảm giác buồn, vô vọng và tội lỗi không muốn gắn kết hoặc chăm sóc con.

Triệu chứng thường gặp cảnh báo phụ nữ sau sinh bị trầm cảm

Với sự bận rộn trong cuộc sống ngày nay trầm cảm sau sinh là bệnh khá phổ biến và dễ gặp. Theo các chuyên gia tâm lý thì khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng sau thì khả năng cao mẹ đã bị trầm cảm sau sinh.

  • Vô cùng buồn chán, cảm giác trống rỗng hoặc tuyệt vọng, muốn vứt bỏ mọi thứ, hay khóc.
  • Không còn hứng thú, sự vui vẻ trong các hoạt động và sở thích hàng ngày.
  • Khó ngủ vào ban đêm hoặc buồn ngủ vào ban ngày.
  • Bệnh nhân mất cảm giác thèm ăn hoặc ăn quá nhiều, cân nặng tăng hoặc giảm không kiểm soát.
  • Mang cảm giác là kẻ vô dụng hoặc cảm giác tội lỗi, không thiết sống.
  • Khó tập trung hoặc đưa ra quyết định hay suy nghĩ lung tung viễn vông, ảo giác.
  • Hay khó chịu, lo lắng quá mức, xa lánh bạn bè và gia đình.
  • Không quan tâm hoặc không có khả năng chăm sóc con bạn.

Nếu chỉ bị trầm cảm ở mức độ nhẹ mẹ có thể cùng người thân tự điều trị tại nhà nhưng trong trường hợp bị nặng mẹ cần tới gặp bác sĩ tâm lý để điều trị cũng như không làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Phần lớn gây nên chứng trầm cảm sau sinh là so áp lực trong việc chăm con và cuộc sống

Phần lớn gây nên chứng trầm cảm sau sinh là so áp lực trong việc chăm con và cuộc sống

Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm sau sinh

  • Do thay đổi về cơ thể: các hormone (estrogen và progesterone) giảm đáng kể trong cơ thể có thể gây nên trầm cảm sau sinh. Bên cạnh đó hormone tuyến giáp cũng có thể giảm mạnh làm bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và chán nản.
  • Thay đổi vấn đề cảm xúc: mới sinh mẹ thường bị thiếu ngủ khiến mẹ cảm thấy kém hấp dẫn, giảm giá trị hay cảm thấy bị mất quyền kiểm soát cuộc sống của mình.
  • Các yếu tố nguy cơ gây trầm cảm sau sinh: có bệnh sử bị trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, từng bị trầm cảm sau sinh ở lần mang thai trước, có tiền sử gia đình đã bị trầm cảm hoặc có các vấn đề về tâm trạng không ổn định, gặp khó khăn khi cho con bú, không có ai giúp đỡ, khó khăn về tài chính, mang thai ngoài ý muốn…

Khi đã nắm bắt được những nguyên nhân chính gây nên trầm cảm sau sinh các mẹ hãy lựa chọn lối sống lành mạnh kết hợp các hoạt động thể chất như đi dạo với bé hàng ngày, được nghỉ ngơi đầy đủ, ăn thực phẩm lành mạnh và tránh uống rượu. Bên cạnh đó cuộc sống hôn nhân cần được thoải mái, lúc này vai trò của người chồng là điều rất quan trọng. Hãy san sẻ những gánh nặng, công việc cùng vợ.  Cố gắng ngủ đủ giấc, thư giãn cơ thể bằng việc xem phim, mua sắm. Khi được trút bỏ những gánh nặng, chứng trầm cảm sau sinh ở mẹ sẽ được giảm nhẹ đáng kể.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội