Cách bổ sung canxi chuẩn nhất chuẩn nhất mẹ nào cũng cần biết
Rất nhiều mẹ lo lắng con thiếu canxi nhưng không phải phụ huynh nào cũng biết cách cho con ăn uống đảm bảo đủ canxi. Vậy đâu là cách bổ sung canxi cho trẻ hợp lý?
- Một số món ăn bài thuốc có tác dụng hỗ trợ và điều trị bệnh sởi
- Làm thế nào để cho trẻ ăn dặm đúng cách?
- Hướng dẫn mẹ trẻ cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt
Canxi đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình hình thành và phát triển của trẻ
Canxi đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình hình thành và phát triển của trẻ
Canxi có vai trò hết sức quan trọng đến sự phát triển trẻ em và là một loại khoáng chất không thể thiếu trong cơ thể con người. Đây là khoáng chất chính cấu tạo nên xương, 99% canxi trong cơ thể tập trung ở xương và răng, đồng thời canxi còn giúp các kháng thể hoạt động tốt để bảo vệ cho trẻ. Trong độ tuổi con đang lớn, để phát triển được thể lực và trí tuệ của trẻ chắc chắn không thể bỏ qua vi chất dinh dưỡng canxi. Theo đó, hàm lượng canxi trong cơ thể phải luôn được duy trì và cung cấp đầy đủ để đảm bảo quá trình tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Chính vì vậy các bậc cha mẹ cần quan tâm và chú trọng rất nhiều đến việc bổ sung canxi cho trẻ một cách đầy đủ và kịp thời.
Nếu không bổ sung canxi cho trẻ đầy đủ sẽ dẫn đến hiện tượng còi xương, để lại nhiều di chứng, biến dạng hình dạng của xương. Nếu trong giai đoạn trẻ dưới 6 tháng tuổi – giai đoạn trẻ nằm nhiều nhất, nếu thiếu canxi sẽ dẫn đến bẹp dúm đầu trẻ, trán dô, đầu méo…Đến giai đoạn trẻ biết ngồi từ 6 tháng đến 1 tuổi, xương lồng ngực đang phát triển, nếu thiếu canxi sẽ biến dạng xương lồng ngực trẻ, ngực ức gà, ngực lõm, ngực hình chuông… trường hợp nặng thì chậm lớn, còi cọc, răng mọc không đều và dễ bị sâu răng…Tiếp đến độ tuổi biết đi nếu trẻ thiếu canxi sẽ khiến xương chi cong, hai chân choãi ra hình chữ X. Thậm chí nếu tình trạng thiếu hụt canxi dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của các bé, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Ngoài ra, thiếu canxi còn gây ra những cơn đau bụng không rõ nguyên nhân ở trẻ, trẻ có thể đau dữ dội sau khi ăn xong nên rất nhiều người nhầm lẫn trẻ mắc các bệnh về dạ dày. Tuy nhiên, đó là do trẻ thiếu canxi khiến cho dạ dày đường ruột bị co rút dẫn đến đau bụng bất thường ở trẻ.
Cách bổ sung canxi chuẩn nhất chuẩn nhất mẹ nào cũng cần biết
Cách bổ sung canxi chuẩn nhất chuẩn nhất mẹ nào cũng cần biết
Theo các chuyên gia tư vấn sức khỏe, đối với trẻ 6 tháng tuổi và trẻ 1 tuổi thì nhu cầu canxi cho bé giai đoạn này chỉ trong khoảng 200 – 300mg/ngày. Còn trẻ từ 1 – 3 tuổi nhu cầu canxi tăng lên, phụ huynh cần bổ sung canxi cho trẻ 3 tuổi 300 – 500mg/ngày. Từ 3 – 8 tuổi nhu cầu này của trẻ tăng lên 600mg/ngày. Khi trẻ bước vào giai đoạn tiền dậy thì, nhất từ từ 10 tuổi trở lên nhu cầu canxi có thể là 1000mg/ngày. Tuy nhiên mỗi bé sẽ có một thể trạng phát triển khác nhau nên các bậc phụ huynh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ và bổ sung một lượng canxi phù hợp cho trẻ.
Theo đó, để tránh nguy cơ trẻ thiếu canxi các bậc phụ huynh cần chú ý đến việc bổ sung canxi cho trẻ như số liệu đã được khuyến cáo ở trên. Khi con lớn dần, từ 7 -12 tháng tuổi cần 400mg canxi mỗi ngày, giai đoạn này trẻ có thể ăn được tất cả các loại thực phẩm giống người lớn, chỉ khác về số lượng và cách chế biến. Từ tháng thứ 7 trở đi các bà mẹ có thể cho con ăn tôm đồng, tôm biển. Cua đồng là thức ăn chứa hàm lượng canxi cao, vì vậy nên cho trẻ ăn thường xuyên để cung cấp canxi. Với trẻ sơ sinh mẹ có thể bổ sung canxi bằng nguồn sữa mẹ sẽ giúp trẻ dễ hấp thụ nhất, trẻ dưới 6 tháng tuổi nên bú mẹ hoàn toàn để cung cấp đủ lượng canxi thiết yếu cho cơ thể. Với những trẻ đã bắt đầu ăn dặm mẹ có thể bổ sung canxi thông qua các loại thực phẩm giàu canxi như: cá, cải xoăn, chuối, bông cải xanh, đậu hũ, cam… Đồng thời, các mẹ có thể bổ sung thêm các loại sữa chua có bán trên thị trường để cung cấp đủ canxi cho cơ thể bé. Ngoài ra, các thực phẩm giàu vitamin D cũng góp phần bổ sung canxi cho trẻ. Đồng thời, mẹ đừng quên tắm nắng cho trẻ mỗi ngày từ khoảng 6-8 giờ sáng để tăng thêm vitamin D cho cơ thể bé.
Nuôi con khỏe chưa bao giờ là điều dễ dàng, vì thế mẹ cần nắm bắt đầy đủ thông tin về cách chăm sóc con trẻ để đảm bảo con được thừa hưởng những điều tốt đẹp nhất.
Nguồn: Cao đẳng Y Dược