Các giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật mẹ cần nắm vững

Nếu muốn nuôi con khỏe, dạy con ngoan bằng việc bắt đầu ăn dặm thì các bậc cha mẹ nên tìm hiểu các giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật và cân bằng với trẻ sao cho phù hợp nhất.

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp như thế nào?

Phương pháp ăn dặm là khoảng thời gian con ít bú dần và bắt đầu làm quen với các loại thức ăn trong môi trường mới, theo đó trong khoảng thời gian con dưới 1 tuổi, cụ thể là từ 5 đến 6 tháng bé đã bắt đầu có thể ăn dặm. Hiện nay có rất nhiều phương pháp ăn dặm với các ưu, nhược điểm khác nhau. Trong đó ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp được nhiều mẹ ưa chuộng nhất vì giúp con thông minh, cao lớn, khỏe mạnh.

Ăn dặm kiểu Nhật là một phương pháp ăn dặm hiệu quả và khoa học dành cho bé từ 5-18 tháng tuổi. Khác với ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật sẽ giúp bé làm quen với nhiều loại thức ăn đa dạng khác nhau. Thời gian thích hợp để bắt đầu ăn dặm kiểu Nhật là khi 5 tháng tuổi. Các chuyên gia Nhật Bản đã nghiên cứu cẩn thận và đưa ra kết luận rằng bắt đầu từ tháng thứ 5 khi bé có phản xạ tập nhai thì bé đã có thể ăn được một số loại thức ăn nhất định. Tuy nhiên mẹ không nên cho bé ăn dặm sớm hơn vì lúc đó hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện để có thể tiêu hóa được thức ăn rắn và các loại gia vị như người lớn.

Các giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật mẹ cần nắm vững

Để đảm bảo sức khỏe cho con thì trước khi bắt đầu cho con ăn dặm thì mẹ nên tìm hiểu các giai đoạn tương ứng với tháng tuổi của con để cung cấp đầy đủ dưỡng chất mà con cần. Để các phụ huynh có thể tìm hiểu kỹ hơn về thông tin thì các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ giới thiệu các giai đoạn cụ thể như sau:

Các giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật mẹ cần nắm vững

Các giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật mẹ cần nắm vững

  • Giai đoạn 1 (5-6 tháng tuổi): Bé tập làm quen với thức ăn vì vậy mẹ cho bé ăn từng chút một, từ ít cho đến nhiều. Giai đoạn này để bé làm quen với mùi vị các loại thức ăn khác nhau và học cách ăn bằng muỗng.
  • Giai đoạn 2 (7-8 tháng tuổi): Ở độ tuổi này bé đã bắt đầu biết nhai thức ăn vì vậy mẹ có thể nấu cho bé các món mềm như cháo mà không cần xay nhuyễn. Mẹ nên tăng độ đa dạng của thực phẩm trong gian đoạn này.
  • Giai đoạn 3 (9-11 tháng tuổi): Mẹ có thể cho bé ăn ngày 3 bữa chính. Bé đã nhai được thức ăn khá tốt nên mẹ có thể nấu các món mềm để bé nhai. Mẹ cũng có thể cắt thức ăn theo dạng ngón tay dài khoảng 2-3 cm, to khoảng 0,5 cm cho bé tự bốc ăn.
  • Giai đoạn 4 (12-15 tháng tuổi): Mẹ cho bé ăn 3 bữa chính và tham gia ăn cùng lúc với mọi người trong gia đình. Bé bắt đầu có thể tập ăn cơm nát rồi đến cơm. Mẹ nên dạy cho bé tự ăn một mình bằng muỗng và nĩa.

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật mang đến rất nhiều lợi ích khác nhau cho sự phát triển của bé, đặc biệt trong độ tuổi con đang lớn. Một trong những ưu điểm nổi bật của phương pháp này là bé sẽ ăn thô sớm hơn so với bạn bè cùng lứa. Cùng với thực đơn ăn dặm kiểu Nhật đa dạng, phong phú bé sẽ không bị nhàm chán, bỏ ăn. Mặt khác phương pháp này cũng sử dụng rất ít gia vị nên sức khỏe tiêu hóa của trẻ cũng sẽ không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi mẹ phải dành nhiều thời gian, công sức hơn ăn dặm truyền thống. Tuy nhiên, khi bé đã quen với phương pháp ăn dặm này thì việc ăn dặm sẽ rất dễ dàng đơn giản và bé sẽ cao lớn, khỏe mạnh, thông minh.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội