Các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ nhỏ và cách phòng tránh

Các bậc phụ huynh cần nắm được các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ nhỏ và cách phòng tránh để luôn giữ con mình có một cơ thể khỏe mạnh.

 

 

 

<center><em>Chốc lở ở trẻ em</em></center>

Chốc lở ở trẻ em

Chốc lở

 

Biểu hiện: Dược sĩ Cao đẳng Dược cho biết: Mụn nước dạng hình tròn và dẹp nổi ở vùng má sau đó làn ra ở cằm, trán. Sau 2 đến 3 giờ các nốt mụn này sẽ đục dần, mưng mủ và rồi bị vở ra đóng vảy màu vàng. Khi lớp vảy chốc ra sẻ để lại trên da vết thâm, trong trường hợp nốt dịch bị nhiễm trùng có thể làm cho trẻ bị sốt, vết sẹo sẽ sâu và lâu lành.

 

Bệnh có thể chuyển biến nặng nếu không được để ý và điều trị kịp thời cho trẻ, dẫn đến bệnh viêm cầu thận. Vì vậy nên đưa trẻ đến khám ở bác sĩ hoặc trung tâm y tế gần nhất để kịp thời có biện pháp điều trị.

 

Cách chăm sóc:

 

  • Vệ sinh bằng nước ấm vùng da bị nhiễm bệnh và lau khô da ngay sau khi lau.

 

  • Sử dụng khăn và đồ dùng vệ sinh loại 1 lần rồi bỏ, hoặc giặt sạch và luộc chín đồ sau khi vệ sinh vết thương và phơi khô.

 

  • Không nên cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, tránh lây lan, nhiễm trùng.

<center><em>Rôm sảy ở trẻ<em></center>

Rôm sảy ở trẻ

Rôm sảy

 

Biểu hiện: Da nổi có những đám sần nhỏ có màu hồng, có khi mọc dày đặt khắp cơ thể. Đặc biệt xuất hiện những vị trí trên cơ thể có mồ hôi bị ứ đọng như phần cổ, mặt, những nơi trên cơ thể có nếp gấp, nách,…Bệnh không quá nghiêm trọng nên cha mẹ không cần quá lo lắng.

 

Cách chăm sóc:

 

  • Cho trẻ ở những nơi không gian thoáng mát, có gió lưu thông, nhiệt độ phòng không quá cao.

 

  • Cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều các hoa quả

 

  • Mặc quần áo thoáng mát và dễ thấm mồ hôi

 

  • Tắm rửa về sinh cho trẻ bằng nước ấm, nước khổ qua và thấm khô, để da trẻ còn hơi một chút ẩm ướt, những chỗ ra nhiều mồ hôi dùng bột Talc thoa vào.

 

<center><em>Mụn nhọt ở trẻ</em></center>

Mụn nhọt ở trẻ

Mụn nhọt

 

Biểu hiện: Điều dưỡng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết biểu hiện bệnh: Xuất hiện những vết bị sưng đỏ, sau một thời gian sẽ cảm giác thấy nóng lên, vết cứng hơn và dây đau nhức cho trẻ. Các nốt mụn xuất hiện sẽ nhanh chóng vỡ ra và khô lại.

 

Cách chăm sóc:

 

  • Đưa trẻ đi đến khám bác sĩ

 

  • Nếu bệnh ở mức độ nhẹ có thể dùng cồn 70-90 độ hay thuốc sát trùng chấm nhẹ vào vùng bị nổi nhọt ở và dùng bằng một miếng gạc băng bó

 

  • Tránh làm vỡ nhọt vì dễ bị bị nhiễm trùng và gây đau rát.

<center><em>Viêm da ở trẻ do tã lót<em></em></center>

Viêm da ở trẻ do tã lót

Viêm da do tã lót

 

Biểu hiện: nóng đỏ, đau rát các vùng mặc tã như phần bụng dưới, vùng đùi, vùng mông. Vùng da này bị bỏng, đỏ, tiết dịch sau đó đóng vảy. Nếu không sớm phát hiện điều trị không kịp thời bệnh sẽ lay lan sang các vùng lân cận, xuất hiện các vết xước, giảm sắc tố, nặng hơn sẽ khiến tổn thương bộ phận sinh dục.

 

Để chống hăm cho trẻ do tã lót, ngoài việc lựa chọn một loại tã  tốt, các bậc phụ huỳnh còn phải sử dụng đúng cách. Thời tiết mùa hè nên hạn chế cho trẻ dùng tã, trường hợp nếu phải dùng thì nên thay thường xuyên thay hoặc thay ngay sau khi bé đi đại tiện. Khi thay tả , nên vệ sinh vùng mặc tã bằng nước ấm, tránh kỳ cọ mạnh, sau đó thấm nước, để một lát cho khô rồi mới mặc tã mới cho trẻ.

 

Một số cách phòng tránh bệnh và chăm sóc trẻ đúng cách

 

Chuyên mục Bệnh của con tổng hợp và chia sẻ: Để phòng tránh bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em và chăm sóc trẻ đúng cách: Cho trẻ ăn nhiều các loại trái cây và các loại  rau củ. Khi con bắt đầu giai đoạn ăn dặm, hãy cho trẻ ăn những thực phẩm nguyên chất, các loại thực phẩm nguyên chất được nghiền nhuyễn bao gồm như: các loại trái cây, rau củ và ngũ cốc. Đặc biệt chuối và măng tây là những rau củ tự nhiên rất giàu prebiotic, tốt cho sức đề kháng của trẻ.

 

Nguồn: giaoductretho.net Tổng hợp


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội