Biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng là một căn bệnh rất thường gặp ở trẻ nhỏ, nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra những biến chứng rất nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của trẻ.

Bệnh tay chân miệng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ

Bệnh tay chân miệng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ

Bệnh tay chân miệng là do viruts đường ruột gây ra, lây lan nhanh chóng qua đường tiêu hóa hay tiếp xúc với nước bọt của người mang bệnh nên có nguy cơ cao bùng phát thành dịch nếu không được ngăn chặn kịp thời. Thông thường bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên nếu như trẻ không được chăm sóc tốt thì bệnh sẽ diễn biến rất nhanh, gây nhiều biến chứng nặng ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Những trường hợp trẻ mắc bệnh tay chân miệng do virus Enterovirus 71 thì sẽ có nguy cơ cao phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như viêm não, màng não,viêm cơ tim, phù phổi… nếu không chăm sóc và điều trị kịp thời trẻ có thể sẽ tử vong chỉ trong vòng 24 giờ.

Những biến chứng tới hệ thần kinh của bệnh tay chân miệng khiến cho trẻ bị thay đổi tri giác, luôn cảm thấy vật vã, bứt rứt, chới với, hốt hoảng, li bì, ngủ gà, co giật, hôn mê, Run chi, giật mình, rung giật khi ngủ, loạng choạng, rung giật nhãn cầu, có thế gây tê liệt các chi, liệt mặt…

Bệnh ảnh hưởng tới hệ hô hấp của trẻ, khiến cho trẻ thở khó, thở mệt, thở nhanh, còn về tim mạch trẻ sẽ có: mạch nhanh hoặc chậm, huyết áp tăng sau đó tụt, có thể khiến trẻ sốt rất cao, nôn ói nhiều, da nổi bông, mạch nhanh nhưng không sốt cao, yếu tay chân, méo miệng

Việc phát hiện kịp thời những biến chứng của bệnh tay chân miệng có ý nghĩa rất lớn trong việc điều trị, nếu chậm trễ sẽ khiến bệnh trở nặng hơn và khiến trẻ con đang lớn tử vong chỉ trong vài giờ.

Trường hợp nào cần nhanh chóng đưa trẻ bị tay chân miệng tới bệnh viện?

Để bảo đảm an toàn cho trẻ, nếu thấy trẻ có những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng tốt hơn hết cha mẹ hãy đưa con tới bệnh viện để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị, nếu bệnh nhẹ cha mẹ hoàn toàn có thể chăm sóc và điều trị bệnh cho trẻ tại nhà, tuy nhiên các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý khi thấy trẻ xuất hiện những triệu chứng như dưới đây thì cần phải nhanh chóng cho trẻ tới bệnh viện để bảo đảm an toàn cho sức khỏe của trẻ như:

  • Trẻ bị sốt cao nhiều giờ và kèm theo nôn trớ
  • Trẻ luôn quấy khóc liên tục và cơ thể bứt rứt, khó chịu.
  • Trẻ có biểu hiện khó thở, thở nhanh, thở không đều kèm theo tim đập nhanh, tay chân lạnh, màu da chuyển màu thành xanh hoặc tím.
  • Nghi cơ trẻ có những dấu hiệu của biến chứng thần kinh (giật mình, run chi, chới với, bứt rứt, ngủ gà, co giật, hôn mê…)

Biện pháp phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ

Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc nào có thể đặc trị và vắc xin phòng ngừa được căn bệnh tay chân miệng. Do đó, để có thể phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này cho trẻ, các bậc phụ huynh cần phải chú ý tới việc vệ sinh tay chân cho trẻ thường xuyên bằng xà phòng, tốt hơn hết là Dạy con ngoan tự biết cách vệ sinh bằng xà phòng trước và sau khi ăn. Cha mẹ cũng cần phải vệ sinh tay chân ngay sau khi thay tã lót hay dọn vệ sinh cho trẻ.

Biện pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ

Biện pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ

Vệ sinh các vật dụng có nguy cơ bị nhiễm khuẩn bao gồm cả đồ chơi của trẻ, có thể khử trùng bằng nước sôi hay dung dịch cloraminB. Lưu ý không giặt chung quần áo với trẻ mắc bệnh.

Tránh tuyệt đối việc cho trẻ tiếp xúc với trẻ đang mắc bệnh hay người nghi bị bệnh, không được mớm cơm hay hôn trẻ, không cho trẻ mút tay, ngậm mút đồ chơi, không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử khuẩn.

Hạn chế cho trẻ tới những nơi đông người, vùng đang có dịch và nên đeo khẩu trang cho trẻ nếu cần phải ra ngoài. Thời gian trẻ đang mắc bệnh thì cần phải cách ly trẻ, tuyệt đối không cho trẻ đi mẫu giáo, nhà trẻ, trường học hoặc nơi đông người để bảo đảm không lây lan sang cho trẻ khác.

Cần phải xử lý phân và nước tiểu của trẻ bị bệnh bằng cloraminB, tránh làm vương vãi ra môi trường xung quanh sẽ khiến bệnh lây lan nhanh chóng, tốt nhất là cho trẻ đi ngoài vào bô, chậu có sẵn chất diệt khuẩn như cloraminB. Nhà vệ sinh của các gia đình có người bị bệnh tay chân miệng luôn luôn sạch sẽ và được lau chùi bằng xà phòng và chất sát khuẩn.

Nguồn: giaoductretho.net

 

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội