Một số thông tin cha mẹ cần phải biết về bệnh tay chân miệng ở trẻ

Thời điểm trước và sau tết là khoảng thời gian dịch bệnh chân tay miệng có nguy cơ bùng phát mạnh. Do đó, các bậc phụ huynh cần phải nhận biết được dấu hiệu và cách phòng ngừa căn bệnh này cho trẻ.

Tay chân miệng căn bệnh trẻ nhỏ thường gặp

Tay chân miệng căn bệnh trẻ nhỏ thường gặp

Những năm gần đây, dịch bệnh chân tay miệng đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều bệnh nhi và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với hệ tim mạch hô hấp, thần kinh rất nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, viêm màng não…Để có thể nhận biết sớm và chăm sóc trẻ đúng cách để giảm tỷ lệ mắc, giảm tử vong các bậc phụ huynh hãy cùng giaoductretho.net theo dõi những thông tin dưới đây!

Biểu hiện của trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường có những dấu hiệu như:

Sốt nhẹ: Trẻ khi mắc bệnh tay chân miệng thường sốt nhẹ từ 1 đến 3 ngày, có thể đến 5 tới 7 ngày tùy theo mức độ nặng nhẹ và diễn biến của bệnh.

Nổi ban đỏ trên da: Đây là một dấu hiệu đặc trưng của bệnh tay chân miệng. Sau khi phát bệnh 1 đến 2 ngày trẻ sẽ xuất hiện những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bọng nước.

Những ban đỏ này xuất hiện nhiều ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, bẹn hay bộ phận sinh dục. Những vết ban này thường không gây đau đớn hay ngứa ngáy, có thể kéo dài trong khoảng 10 ngày.

Lở loét: Những vết ban đỏ khi xuất hiện quanh miệng sẽ gây loét miệng. Những vết loét thường có đường kính từ 4-8mm và ở trong miệng, trên lưỡi và vòm miệng của trẻ khiến bé gặp khó khăn khi nuốt. Có không ít cha mẹ lầm tưởng dấu hiệu này chỉ là lở loét thông thường ở trẻ con đang lớn. Tốt hơn hết là cha mẹ hãy đưa con tới bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nhất tình trạng mà trẻ đang gặp phải.

Khi bệnh diễn biến nặng hơn trẻ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng khác như: Liên tục quấy khóc, sốt cao nhiều giờ, li bì, vật vã, hôn mê, da xanh tái hay khó thở, thở nhanh, run cơ…Nếu không được điều trị kịp thời trẻ rất dễ gặp những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và sẽ dẫn đến tử vong.

Biện pháp phòng và điều trị bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, rất dễ lây lan khi ăn uống chung hay tiếp xúc với người mang bệnh và có thể nhanh chóng phát tán thành dịch do virus đường tiêu hóa gây ra. Do đó, nếu phát hiện trẻ bị mắc bệnh cần phải nhanh chóng cách ly để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm cho người khác và trẻ cần phải được chăm sóc đặc biệt.

Để giúp trẻ có thể phòng tránh được bệnh tay chân miệng, các bậc phụ huynh cần phải giáo dục trẻ sớm biết cách vệ sinh tay chân bằng xà phòng trước và sau khi ăn, người mẹ cũng cần phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi đi vệ sinh, thay bỉm, tã, nấu ăn cho trẻ.

Căn bệnh của con này lây lan qua được tiêu hóa và tiếp xúc với người bệnh, vì vậy cha mẹ cần phải đảm bảo việc ăn chín, uống sôi, vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng, không nên mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi…Tuyệt đối không cho trẻ tới nơi đang có dịch bệnh, tiếp xúc với người bệnh hay nghi ngờ mang bệnh.

Hiện nay, vẫn chưa tìm ra được thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Việc điều trị chủ yếu là chữa trị các triệu chứng, cha mẹ có thể dụng một số loại thuốc bôi giúp giảm đau cho trẻ, tuy nhiên cũng cần được tư vấn và chỉ định của các bác sỹ. Chăm sóc đặc biệt cho trẻ, cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, không kiêng khem, hạn chế đồ ăn cho trẻ giúp cải thiện tốt tình trạng của bệnh.

Lưu ý trong việc chăm sóc bệnh tay chân miệng

Lưu ý trong việc chăm sóc bệnh tay chân miệng

Một số điều cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Có không ít bậc phụ huynh chưa biết cách chăm sóc, nuôi con khỏe mạnh khi trẻ bị bệnh tay chân miệng, nhiều người còn mắc một số sai lầm khiến cho trẻ lâu khỏi bệnh hơn như Khi trẻ nổi mụn nước, nhiều phụ huynh sử dụng thuốc xanh để bôi cho trẻ làm lấp hết hình dạng bóng nước, cách làm này không những không mang lại hiệu quả gì mà còn khiến cho bác sỹ gặp khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh.

Tuyệt đối không được bôi những loại thuốc dân gian không rõ nguồn gốc lên các mụn nước hay vết lở loét của trẻ làm tăng nguy cơ dị ứng, ngộ độc thuốc khiến tình trạng bệnh của trẻ nặng hơn.

Nhiều bà mẹ vì sợ những nốt ban lây lan ra nhiều vùng trên cơ thể nên thường kiêng tắm cho trẻ, điều này khiến cho trẻ bị ngứa ngáy nhiều hơn và có nguy cơ bị nhiễm trùng. Nếu thấy trẻ bình thường cha mẹ hoàn toàn có thể sử dụng nước ấm để tắm cho trẻ, tắm ở nơi kín gió. Tuyệt đối không được cho trẻ ăn đồ ăn cay nóng và chua sẽ làm những vết lở loét lâu lành hơn.

Khi chăm sóc trẻ bị bệnh ở nhà, việc xử lý chất thải của trẻ cũng rất quan trọng, cha mẹ cần xử lý bằng dung dịch chroramin B trước khi đi vào hệ thống thải chung và phải nhớ rửa sạch tay bằng xà phòng ngay sau đó.

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội