Nhiễm khuẩn hô hấp trên có được điều trị bằng kháng sinh không?
Nhiễm khuẩn hô hấp trên thường gặp gồm cảm lạnh, viêm họng, viêm amidan, viêm mũi xoang do virus và sẽ tự hết, không cần điều trị. Vậy có thể dùng kháng sinh để điều trị không?
- Tăng động ở trẻ có những biểu hiện điển hình như thế nào?
- Những điều cần biết chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ
- Tổng quan về bệnh thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em
Nhiễm khuẩn hô hấp trên có được điều trị bằng kháng sinh không?
Hãy cùng tìm hiểu về nhiễm khuẩn hô hấp trên qua bài phỏng vấn các bác sĩ, Trần Anh Tú chuyên gia đến từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.
Bác sĩ lý giải bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên có được dùng kháng sinh không?
Hỏi: Thưa bác sĩ, khi bị nhiễm khuẩn hô hấp trên thì có được dùng kháng sinh không ạ?
Trả lời:
Trên trang sức khỏe của bé đưa tin: Hiện nay tỷ lệ dùng kháng sinh rất cao trong các bệnh lý nhiễm khuẩn hô hấp trên ở trẻ em. Đương nhiên hậu quả sẽ là tình trạng kháng thuốc kháng sinh đang ngày càng tăng ở Việt Nam. Vậy, tại sao điều này lại xảy ra?
- Nhiều người tin rằng kháng sinh giúp phục hồi nhanh
- Lo ngại các biến chứng cũng như diễn tiến đến viêm phổi
- Cha mẹ muốn con mình được cho kháng sinh
- Bác sĩ yên tâm hơn khi cho kháng sinh
Nhưng thực tế, không như bạn nghĩ, có rất nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy việc sử dụng kháng sinh không thực sự hiệu quả:
- Kháng sinh không đem lại lợi ích gì trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp trên.
- Kháng sinh không làm thay đổi diễn tiến của bệnh
- Kháng sinh không làm giảm tỷ lệ các biến chứng
- Kháng sinh không ngăn ngừa diễn tiến đến viêm phổi
- Ở trẻ có nguy cơ cao, kháng sinh thậm chí không làm giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong.
Đó là lý do vì sao Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã thêm chữ Antibiotic – Kháng sinh như một hồi chuông cảnh báo tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh, đặc biệt là những nước phát triển như Việt Nam chúng ta. Hãy thận trọng, dùng thuốc kháng sinh đúng chỉ định để ngăn chặn được cơn bão kháng kháng sinh đang càng ngày càng lan rộng, nguy cơ đe doạ đến tất cả chúng ta trong tương lai, khi không còn một loại kháng sinh nào có thể tiêu diệt được những con vi khuẩn độc lực ngày càng mạnh. Đây cũng là khuyến cáo từ Giảng viên Trần Anh Tú đang công tác ở Cao đẳng Dược Tphcm – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur gửi đến độc giả.
Hỏi: Thưa bác sĩ, khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp trên thường hay có sốt, đôi khi sốt cao dẫn đến co giật, xin bác sĩ hãy hướng dẫn cách xử trí khi bé bị co giật tại nhà ạ?
Trả lời:
- Điều đầu tiên quan trọng là phải thật bình tĩnh vì hầu hết cơn co giật thường kéo dài dưới 5 phút, ít khi gây thiếu oxy não.
- Nhìn xung quanh bé xem có gì có thể gây hại cho bé không, đặc biệt là đồ cứng hay các vật sắc nhọn, dễ vỡ có thể gây hại thêm cho bệnh nhân.
- Quan sát cơn co giật, nhìn đồng hồ xem thời gian co giật kéo dài trong bao lâu.
- Để trẻ nằm nghiêng trên mặt phẳng an toàn và thoải mái.
- Bảo những người xung quanh đứng ra xa khỏi trẻ.
- Không được đè lên người bệnh.
- Không cạy miệng trẻ ra rồi đặt bất kỳ cái gì vào miệng. Ở nước ta hay vắt chanh vào miệng của trẻ là không đúng nhé!
- Không cho bệnh nhân uống nước, thuốc hay thức ăn cho đến khi bệnh nhân tỉnh hẳn.
- Nếu cơn co giật kéo dài trên 5 phút, nên cho vào cơ sở y tế gần nhất để được xem xét can thiệp bằng thuốc thêm và tìm nguyên gây co giật.
Bác sĩ lý giải bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên có được dùng kháng sinh không?
Đây là bệnh của con rất phổ biến nên các mẹ cần hết sức chú ý.
Bác sĩ khuyên trẻ cần tiêm ngừa vắc xin gì?
Hỏi: Thưa bác sĩ, trẻ có thể tiêm ngừa các vắc xin cúm để phòng tránh các bệnh về hô hấp cũng như viêm phổi phải không ạ? Hiện nay trẻ có quá nhiều vắc xin cần phải tiêm, bác sĩ có thể liệt kê giúp các vắc xin trẻ cần phải tiêm ngừa không ạ?
Trả lời:
Trẻ mới sinh ra cần tiêm ngừa lao BCG và Viêm gan B mũi đầu tiên, nếu mẹ có nhiễm viêm gan B thì được tặng thêm một mũi IVIg B cho bé.
- Trẻ từ 2 đến 6 tháng tuổi có 3 đợt
Đợt 1 lúc 2 tháng bé sẽ được chích 6 trong 1 bao gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib B và viêm gan B, kết hợp thêm phế cầu Synflorix và uống ngừa tiêu chảy
Đợt 2 (trẻ 3 hoặc 4 tháng) chích 5 trong 1 bao gồm Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib B kết hợp thêm phế cầu Synflorix mũi 2 và uống ngừa tiêu chảy mũi 2 (đủ đối với Rotarix)
Đợt 3 (trẻ 4 hoặc 6 tháng) chích 6 trong 1 bao gồm Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib B và viêm gan B, kết hợp thêm phế cầu Synflorix mũi 3 và uống ngừa tiêu chảy mũi 3 nếu là Rotateq. Ở đợt này nếu có thể cân nhắc thì chích luôn mũi viêm màng não BC (Meningo BC) mũi 1 và mũi 2 của Meningo BC được nhắc lại sau 2 tháng.
- Trẻ từ 6 tháng
Trẻ bắt đầu được chích ngừa cúm với 2 mũi cách nhau 1 tháng. Trẻ dưới 3 tuổi tiêm nữa liều. Trên 3 tuổi tiêm đủ 1 liều, sau đó nhắc lại mỗi năm.
- Trẻ từ 12 tháng đến 18 tháng
Lần đầu: Trẻ nên được tiêm sởi- quai bị – rubella (MMR) và thuỷ đậu – Viêm não nhật bản mũi 1, hoặc viêm gan A mũi 1
Lần 2 cách lần đầu một tuần sau: viêm não nhật bản mũi 2 kết hợp với viêm gan A mũi 1 nếu như lần đầu chưa chích
Tiêm nhắc lại mũi phế cầu Synflorix mũi 4
- Lúc trẻ từ 16 đến 18 tháng chích nhắc lại 5 trong 1 ngừa Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib B
- Trẻ 24 tháng
Cho trẻ chích thương hàn (Typhim), viêm màng não AC (MeningoAC). 2 bệnh này chích nhắc lại mỗi 3 năm. Ngoài ra còn có thể chích Pneumococcal 23 nếu chưa chích Synflorix bao giờ.
- Trẻ từ 4 – 6 tuổi
Tiêm nhắc lại sởi quai bị rubella mũi 2 và thuỷ đậu mũi 2.
Chích nhắc lại vắc xin 4 trong 1 (Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt)
Nguồn giaoductretho.net