Vì sao trẻ dưới 2 tuổi khóc nhiều hay cười nhiều có thể bị lồng ruột?

Lồng ruột là bệnh lý rất hiếm gặp ở trẻ dưới 2 tuổi nhưng nếu mắc mà không điều trị kịp thời lại rất nguy hiểm vì có nguy cơ gây hoại tử ruột rất cao. Vì sao lại thế?

Vì sao trẻ dưới 2 tuổi khóc nhiều hay cười nhiều có thể bị lồng ruột?

Vì sao trẻ dưới 2 tuổi khóc nhiều hay cười nhiều có thể bị lồng ruột?

Để giúp các phụ huynh có thể hiểu rõ hơn về lồng ruột cũng như là có thể giúp con mình phòng tránh bệnh này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với bác sĩ Chu Hòa Sơn, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur  về chủ đề bệnh lồng ruột ở trẻ nhỏ.

Có phải trẻ cười nhiều hoặc khóc nhiều có thể bị lồng ruột?

Hỏi: Thưa bác sĩ, tôi có nghe rất nhiều lần về lồng ruột ở trẻ, trẻ khóc quá nhiều hay cười quá nhiều bị lồng ruột. Nhà tôi cũng có em bé nhỏ và tôi cũng có lo sợ bé bị lồng ruột, xin bác sĩ hãy giải thích giúp tôi để tôi có thể hiểu rõ hơn về lồng ruột không ạ? Xin cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Trẻ em dưới 2 tuổi có thể mắc một chứng bệnh rất nguy hiểm gọi là lồng ruột. Đây là một trong những chứng bệnh của con mà bố mẹ nên tìm hiểu. Bạn cứ tưởng tượng rằng, ruột em bé cũng như mớ săm xe, cuộn ngổn ngang trong bụng bé. Chỉ có điều săm xe thì chỗ nào cũng to bằng nhau còn ruột thì khúc to khúc nhỏ. Khi ruột có một vấn đề gì đó mà dẫn đến co bóp lung tung thì chúng có thể chui vào nhau gây ra hiện tượng lồng ruột. Nếu như chui vào ít thì có thể tự tháo ra nhưng nếu chui vào sâu quá thì nó sẽ không thể tự tuột ra được và khi đó thì phải can thiệp bằng bơm hơi hay phẫu thuật – nếu không thì ruột sẽ bị hoại tử.
Về mặt thực tế, ruột có thể chui vào rồi lại chui ra cho nên ở tại thời điểm này phát hiện lồng ruột (bằng sờ thấy hay siêu âm thấy) nhưng một lúc sau thì lại hết lồng (không sờ thấy hay không siêu âm thấy nữa) nên điều này không có nghĩa là bác sĩ đã chẩn đoán sai. Ngược lại tại thời điểm khám bác sĩ sờ không thấy lồng ruột, siêu âm không thấy nhưng về nhà trẻ lại bị đau bụng, ói và đi chỗ khác kiểm tra thì lại thấy khối lồng đó là điều hết sức bình thường, không phải bác sĩ chẩn đóan không ra. Điều mấu chốt ở đây là bác sĩ phải dặn dò, giải thích kĩ và không được chủ quan, còn phía phụ huynh cần phải nghe kĩ, nếu có gì không hiểu hay thắc mắc thì hỏi ngay.

Có phải trẻ cười nhiều hoặc khóc nhiều có thể bị lồng ruột?

Có phải trẻ cười nhiều hoặc khóc nhiều có thể bị lồng ruột?

Dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh lồng ruột ở trẻ nhỏ?

Hỏi: Thưa bác sĩ, lồng ruột ở bé có thể được nhận biết bằng những dấu hiệu hay biểu hiện như thế nào ạ?

Trả lời:

Bệnh lồng ruột ở trẻ có 3 biểu hiện đặc trưng là: “khóc thét – ưỡn bụng – ói vọt“ và những biểu hiện này tái đi tái lại ở trẻ nhũ nhi. Lứa tuổi có thể mắc bệnh khi con từ 1 đến 3 tuổi. Nếu như gặp bạn nhỏ nào có 3 biểu hiện đó thì siêu âm là sẽ thấy có hình ảnh lồng ruột. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp đặc biệt, trẻ bị lồng ruột nhưng không có đầy đủ 3 dấu hiệu trên hoặc không có dấu hiệu nào, tôi đã từng gặp những em bé không khóc, không ưỡn, chỉ thỉnh thoảng nghệt mặt ra và ói vọt, cũng có trẻ chỉ biểu hiện khóc thét từng cơn ngoài ra không có gì khác. Với trẻ nhỏ không hy vọng sờ bụng mà thấy được khối lồng vì khi trẻ la hét bụng trẻ sẽ cứng lại. Cho nên nếu như bác sĩ nghi ngờ em bé bị đau bụng hay có ói và ba mẹ bé khai không nghe con trung tiện (đánh rắm – địt hơi) thì bác sĩ sẽ cho bé siêu âm vì kĩ thuật này không xâm lấn và vô hại, lại có có độ nhạy độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán lồng ruột. Nếu như kết quả siêu âm bình thường cũng đừng chủ quan vì ruột có thể chui ra chui vào theo các thời điểm khác nhau.

Thường thì lồng ruột hay gặp vào mùa đông xuân, ở trẻ nhũ nhi bụ bẫm và không có sốt. Tuy nhiên những trẻ đang bị viêm ruột tiêu chảy hoàn toàn có thể có sốt và lồng ruột sau đó. Với một bé tiêu chảy, có sốt – phân máu cần phải phân biệt tiêu chảy xâm nhập với lồng ruột thứ phát sau tiêu chảy.

Hỏi: Thưa bác sĩ, vậy tại sao trẻ lại bị lồng ruột và làm thế nào để phòng ngừa lông ruột ạ?

Trả lời:

Cho đến nay, các trang sức khỏe cũng đã cập nhật về số liệu có tới hơn 90% các ca lồng ruột là không tìm được nguyên nhân. Một số yếu tố như khối u, polýp của ruột có thể làm thay đổi nhu động của ruột dẫn tới việc các đoạn ruột “chui” vào nhau, viêm nhiễm ở ruột cũng là một tác nhân thuận lợi cho lồng ruột xảy ra.  Các yếu tố như tiêu chảy kéo dài, các sẹo tổn thương ở ruột, dính ruột… cũng có thể là tác nhân gây lồng ruột, những bất thường về giải phẫu ở ruột, tiền sử đã bị lồng ruột và trẻ em nam chính là những yếu tố dẫn tới nguy cơ cao bị lồng ruột.

Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện lồng ruột thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để bác sĩ có thể thực hiện các thăm khám cũng như siêu âm, theo dõi đê xác đinh chẩn đoán. Do không thể khẳng đinh chắc chắn nguyên nhân lồng ruột ở trẻ cho nên không thể phòng tránh đặc hiệu được mà chỉ có thể đưa trẻ đến gặp bác sĩ sớm khi phát hiện các dấu hiệu lồng ruột để bác sĩ can thiệp kịp thời.

Nguồn giaoductretho.net

 


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội