Bật mí phương pháp giúp mẹ xử trí trẻ sơ sinh bị sốt tại nhà
Sốt là phản ứng thông thường của hệ miễn dịch ở trẻ, tuy nhiên có không ít người mẹ tỏ ra lo lắng và không biết xử trí ra sao khi trẻ sơ sinh bị sốt tại nhà.
- Một số món ăn bài thuốc có tác dụng hỗ trợ và điều trị bệnh sởi
- Làm thế nào để cho trẻ ăn dặm đúng cách?
- Hướng dẫn mẹ trẻ cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt
Bật mí phương pháp giúp mẹ xử trí trẻ sơ sinh bị sốt tại nhà
Mỗi khi trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ sơ sinh bị sốt cha mẹ thường rất lo lắng, tuy nhiên không phải lúc nào sốt cũng luôn luôn là xấu, bởi đây là phản ứng thông thường của hệ thống miễn dịch ở trẻ khi bé tiếp xúc với vi rút hay nhiễm khuẩn. Vì thế hôm nay các bác sĩ đang công tác và giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ bật mí phương pháp giúp mẹ xử trí trẻ sơ sinh bị sốt tại nhà.
Bật mí phương pháp giúp mẹ xử trí trẻ sơ sinh bị sốt tại nhà
Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ thì khi bị sốt việc đầu tiên bố mẹ cần làm đó là xem nhiệt độ cho con xem có chính xác là sốt không. Nếu cặp nhiệt độ trên 39 độ nghĩa là chúng đã bị sốt. Theo đó, mẹ có thể hạ sốt bằng các cách sau đây:
Dùng nước ấm lau người cho trẻ
Mẹ có thể dùng khăn mềm nhúng vào một chậu nước ấm và lau thân thể cho bé, điều này không những giúp hạ sốt mà còn giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn nhưng mẹ lưu ý không được dùng nước lạnh. Sau khi lau người nên cho trẻ ngồi trong phòng thoáng, không được ngồi dưới điều hòa, trước quạt để tránh bị lạnh và sốt cao thêm.
Nới lỏng quần áo
Nhiều mẹ cho rằng khi con bị sốt thường có dấu hiệu lạnh như người lớn nên mặc thêm áo, đắp thêm chăn cho con nhưng không biết đó cũng là cách làm sai. Mẹ không nên quấn tã chặt cũng không ủ thêm chăm mà cần nới lỏng tã, quần áo để con cảm thấy thông thoáng.
Cung cấp đủ nước cho con
Khi trẻ sơ sinh bị sốt, cơ thể sẽ bị mất nước rất nhiều do quá trình ra mồ hôi ra bên ngoài, vì thế nếu trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thì mẹ cần đảm bảo đủ các giờ bú, trẻ trên 6 tháng tuổi bị sốt cần cung cấp thêm nước uống.
Nếu trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi nếu sốt từ 38,5 độ C trở lên, trẻ 6 – 12 tháng tuổi, thân nhiệt vượt quá 39 độ C, trẻ ho nhiều, khó thở, nôn ói, sốt kèm tay chân lạnh, không ăn uống được, hoặc có dấu hiệu xuất huyết, nổi chấm đỏ trên da, chảy máu cam, chảy máu lợi, ói ra có màu, đi ngoài phân đen như bã cà phê hay các triệu chứng bất thường khác thì mẹ nên đưa con đến các trung tâm Y tế để thăm khám, điều trị và đảm bảo trẻ không mắc bệnh trẻ em nguy hiểm.
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh nhanh nhất
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh nhanh nhất
Theo cô Lâm Thị Nhung – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh đơn giản nhất đầu tiên là cha mẹ nới lỏng quần áo, để trẻ ở nơi kín gió, thoáng mát, chườm ấm cho bé để em bé thải nhiệt độ, lau ấm khắp người cho con, nếu không hạ sốt thì nên dùng thuốc hạ sốt Paracetamol liều 10-15mg/kg 1 lần, cách nhau tối thiểu 4h. Theo đó, mẹ cần chuẩn bị một chậu nước ấm và 5 chiếc khăn mềm. Sau đó mẹ nhúng khăn vào chậu nước và vắt nhẹ. Sau đó mẹ kẹp 2 chiếc vào bẹn, 2 chiếc vào nách và 1 chiếc lau khắp cơ thể bé, sau 1 đến 2 phút lại nhúng khăn vào chậu và lau cho bé. Khi nước bắt đầu chuyển lạnh thì mẹ cần thêm nước nóng để đảm bảo độ ấm của nước, mẹ tiếp tục lau cho bé khoảng 10 đến 15 phút, sau đó mẹ lau khô người và mặc quần áo thoáng mát cho bé. Lưu ý khi lau người nhiệt độ trong phòng không nên quá lạnh vì có thể khiến bé bị nhiễm lạnh.
Trong giai đoạn con dưới 1 tuổi khi có hiện tượng sốt mẹ cần đặc biệt lưu ý, bởi bị sốt có thể có giai đoạn con bị lạnh chân tay vì hiện tượng co mạch giai đoạn đầu của sốt, cha mẹ sờ thấy tay chân con lạnh có thể ủ ấm cho con nhưng cần lưu ý một lúc sau thường sẽ là giai đoạn thải nhiệt con sẽ nóng và lúc đó nhiệt độ tăng cao cha mẹ không được ủ cho con để tránh việc nhiệt độ của con tăng quá cao, có thể gây co giật cho trẻ nhỏ. Để việc điều trị trở lên dễ dàng thì sau khi làm các bước trên, mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm Y tế để thăm khám và điều trị.
Nguồn: giaoductretho.net