Bác sĩ hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ khi mọc răng
Đến giai đoạn mọc răng, trẻ thường có những biểu hiện sốt, mệt mỏi, quấy khóc, khó chịu trong người khiến mẹ rất lo lắng. Vậy phải chăm sóc trẻ khi mọc răng thế nào là đúng?
- Trẻ nhỏ biếng ăn là do những nguyên nhân nào?
- Trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng nên có gì?
- Những cách nấu cháo sai lầm của mẹ khiến trẻ bị thiếu chất
Bác sĩ hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ khi mọc răng
Bé mọc răng đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ 6-7 tháng tuổi. Chăm sóc trẻ đúng cách trong giai đoạn này rất quan trọng. Các mẹ hãy cùng tìm hiểu nha.
Làm quen với việc trẻ bắt đầu mọc răng
Những chiếc răng đầu tiên sẽ nhú lên vào khoảng 6-7 tháng tuổi. Tiếp đó, hàm răng sẽ đầy đặn dần và hoàn thiện vào thời điểm bé khoảng 2-3 tuổi. Sẽ có tổng cộng 20 chiếc răng sữa xuất hiện vào độ tuổi này.
Tuy nhiên, các cột mốc thời gian nói trên chỉ mang tính tương đối thôi. Mẹ không cần thiết phải quá lo nếu như đến 8 tháng bé mới mọc chiếc răng đầu trong trường hợp chiều cao, cân nặng của bé vẫn đúng chuẩn bình thường, bé không bị còi xương, thiếu canxi.
Những chiếc răng đầu tiên của bé thường khiến mẹ vừa mừng vừa mệt. Bởi lẽ một số bé mọc răng rất êm đềm, một số khác thì không. Bé trở nên cáu kỉnh, thích cắn gặm đồ vật, khó chịu với mẹ, thường xuyên đòi mẹ phải ẵm bồng.
Khi thấy bé bỗng nhiên quấy khóc, khó chịu, hãy chú ý kiểm tra lợi của con. Bạn sẽ thấy có một cục cứng hoặc điểm nhọn nhô lên bề mặt lợi, sưng và khiến bé đau. Con chảy nước bọt nhiều, ngủ không thẳng giấc. Một số trường hợp bé còn bị tiêu chảy nhẹ trong quá trình mọc răng.
Thể trạng của bé không liên quan đến thời điểm bé mọc răng. Nhưng có một điều thú vị là thông thường, bé gái sẽ mọc răng sớm hơn bé trai. Trường hợp nếu đến 12 tháng tuổi bé vẫn chưa mọc răng thì cần đưa bé đến bác sĩ để xác định nguyên nhân.
Làm quen với việc trẻ bắt đầu mọc răng
Một số bí quyết giúp mẹ chăm sóc trẻ khi mọc răng tốt nhất
Trang bí quyết nuôi con khỏe đã có một số bí quyết giúp mẹ chăm sóc trẻ khi mọc răng hiệu quả như:
- Hãy dành nhiều thời gian bên con, ôm ấp vuốt ve con, dỗ dành bé nhiều hơn.
- Nếu bé biếng ăn, bỏ ăn, cũng không cần ép bé quá mức. Không sao cả! Bạn chỉ cần điều chỉnh thực đơn, cho con thưởng thức các món ăn có độ mát lạnh nhẹ như sữa chua, sinh tố trái cây để trong ngăn mát. Những món này sẽ khiến bé thấy dễ chịu.
- Bé mọc răng rất dễ sụt cân. Do đó, bạn cần chăm sóc đặc biệt cho chế độ ăn của con. Chia ra thành nhiều bữa, cho bé ăn mỗi bữa một ít. Có thể chọn bột, sữa, cháo loãng nghiền thật nhuyễn. Bổ sung thêm vào đó là sữa chua, trái cây nghiền.
- Thông thường, do một enzyme phóng thích khi bé mọc răng nên sẽ xuất hiện dấu hiệu bé đi ngoài với phân nhão, sệt 3-4 lần/ngày. Hiện tượng này không phải tiêu chảy nên bạn cứ cho con ăn uống như bình thường.
- Để con đỡ quấy, có thể chọn cho con các loại ty ngậm, cắn nướu, miếng ngậm mọc răng chuyên dành cho bé, để bé có thể gặm, nhai cho đỡ khó chịu. Đặc biệt chú ý bỏ hết những đồ chơi có cạnh vuông, cạnh sắc nhọn vì nếu bé cho những thứ này vào miệng sẽ làm tổn thương đến lợi và răng của bé.
Một số bí quyết giúp mẹ chăm sóc trẻ khi mọc răng tốt nhất
Nếu bé được 12 tháng tuổi mà vẫn chưa thấy răng nào mọc thì cần hỏi ý kiến bác sĩ, vì đây là trường hợp mọc răng quá chậm, có thể do chế độ dinh dưỡng thiếu chất, bé bị còi xương, thiếu canxi, thiếu vitamin D…
- Nên cho bé uống nhiều nước.
- Nên cho bé gặm một vật mềm và mát lạnh, đảm bảo vệ sinh.
- Chỉ cho bé sử dụng thuốc giảm đau nếu có chỉ định của bác sĩ.
- Ôm ấp, vỗ về, chơi đùa cùng bé để giúp bé quên đi chuyện mọc răng.
Nguồn giaoductretho.net