Những cách nấu cháo sai lầm của mẹ khiến trẻ bị thiếu chất

Trẻ thiếu chất không chỉ bắt nguồn từ chế độ ăn uống chưa khoa học mà còn có thể từ chính sai lầm trong việc nấu cháo của mẹ.

Việc nấu cháo sai cách khiến trẻ ăn không lớn

Việc nấu cháo sai cách khiến trẻ ăn không lớn

Cháo là một món ăn quen thuộc của trẻ trong giai đoạn con từ 1 đến 3 tuổi, đây cũng được coi là thời điểm vàng cho sự phát triển khung xương cũng như trí não của trẻ. Vì thế lúc này chế độ ăn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, tuy nhiên, vì áp dụng theo những công thức truyền miệng hay thói quen ăn uống từ xưa mà nhiều mẹ không biết mình chính là thủ phạm khiến tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng của con trở lên trầm trọng hơn.

Cho thêm ngũ cốc vào cháo

Cháo ngũ cốc luôn là một món ăn thường được các bà mẹ Việt sử dụng trong chế độ ăn của con, vì ngũ cốc có rất nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên việc cho ngũ cốc vào trong cháo chính là một sai lầm bởi ngũ cốc tuy giàu chất dinh dưỡng nhưng lại không phù hợp với hệ tiêu hóa non yếu của trẻ. Khi thêm ngũ cốc vào trong bột hay cháo của trẻ thì vô tình mẹ đã khiến con bị khó tiêu.

Thêm gia vị vào cháo của trẻ

Để làm tăng sự hấp dẫn cũng như kích thích trẻ, nhiều bà mẹ trong lúc nấu ăn thường cho thêm nhiều loại gia vị khác nhau vào trong món ăn của con. Tuy nhiên không những không làm trẻ thèm ăn mà việc  làm này của mẹ còn khiến hệ tiêu hóa của con trở lên khó khăn, bởi trong giai đoạn con đang lớn dạ dày hay các cơ quan khác trong ruột còn đang rất yếu.

Dùng nước hầm xương nấu cháo

Với quan niệm nước hầm xương có nhiều canxi và chất dinh dưỡng nên trong quá trình nấu cháo cho con các em thường xuyên sử dụng nước hầm xương để nấu cháo. Thực tế nước hầm xương chỉ mang lại vị ngọt và mùi thơm. Trong nước thịt, nước xương hầm có nhiều nitơ, tạo cảm giác ngon miệng, vị thơm nhưng có chữa rất ít đạm và canxi. Ngoài vị thơm ra, nước xương không có đủ dinh dưỡng, hơn nữa, còn gây khó tiêu, dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

Vì thế mẹ không nên sử dụng nước hầm xương mà thay vào đó là những loại nước từ củ quả hay mía, dừa để nấu cháo giúp mang đến vị ngọt tự nhiên cho con.

Trong nước hầm xương hay nước thịt không có nhiều chất cho sự phát triển của trẻ

Nấu một bữa ăn cả ngày

Vì lý do bận rộn hoặc sợ mất thời gian nên có nhiều mẹ thường nấu một nồi cháo và cho con ăn cả ngày, như vậy nguồn dinh dưỡng đã bị hư hao đáng kể trong quá trình bảo quản. Ở nhiệt độ thường, cháo chỉ để trong vòng 2 tiếng là đã bắt đầu có dấu hiệu ôi thiu. Nếu để ở ngăn mát, thịt bảo quản được 3 tiếng nhưng đây cũng chỉ là cách hạn chế sự phát triển của vi sinh. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, nếu sợ tốn thời gian hoặc quá bận bịu với công việc, các bà mẹ có thể nấu một nồi nhỏ cháo trắng và mỗi lần cho trẻ ăn, hãy mang một phần cháo đó nấu cùng với các loại rau và thịt để trẻ không thấy chán. Hơn nữa, các chất vitamin trong cháo lại không bị mất đi như thế vẫn đảm bảo cho sức khỏe của trẻ.

Không cho dầu ăn vào cháo

Khi nấu cháo cho con ăn, các bà mẹ nên cho vào trong cháo từ 1 đến 2 thìa dầu/ mỡ. Bởi dầu ăn được xếp vào nhóm thực phẩm cung cấp chất béo. Đây là nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò chính trong cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt, cung cấp chất béo giúp cho quá trình hấp thu các vitamin quan trọng trong cơ thể. Chính vì vậy, không nên bỏ sót chất dinh dưỡng quý giá này trong khẩu phần ăn của trẻ.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội