Khủng hoảng tuổi lên 3 và cách khiến con trở nên ngoan hơn

3 tuổi là khoảng thời gian các con đang thích nghi dần với cuộc sống, con đã nói sõi và bắt đầu tò mò về cuộc sống xung quanh, đây cũng là khoảng thời gian hình thành tính cách trong mỗi bé.

– Con bướng bỉnh làm thế nào để “trị” mà không dùng đến roi vọt

Khủng hoảng tuổi lên 3 và cách khiến con trở nên ngoan hơn

Khủng hoảng tuổi lên 3 và cách khiến con trở nên ngoan hơn

Thế nhưng, khủng hoảng tuổi lên 3 luôn là một vấn đề khiến cho rất nhiều bà mẹ phải “bó tay” và “xin hàng” trước những câu hỏi oái oăm cũng như sự bướng bỉnh của con trẻ, vậy làm thế nào để khiến con trở nên ngoan hơn, ba mẹ cũng hết than phiền vì con quá nghịch hay bướng bỉnh.

Vạn câu hỏi “vì sao hả mẹ?”

Tâm lý của trẻ là hỏi ngay và luôn nhưng đôi khi không biết chính xác vấn đề mình cần là gì. Chính vì thế có hàng vạn câu hỏi vì sao được đặt ra. Nếu cha mẹ giải đáp có thể định hướng luôn suy nghĩ của mẹ. Tốt nhất, nên cho bé khoảng thời gian suy nghĩ từ 3-5 phút xem câu trả lời cá nhân bé cho vấn đề mình đặt ra là gì. Mẹ có thể hỏi lại: “Có phải con muốn như thế này không?”. Chỉ sau khi bé đưa ra quan điểm của mình, dựa theo đó bố mẹ hướng dẫn đi đúng vấn đề.

Nếu không thể trả lời cũng không nên dập tắt các câu hỏi của con mình. Mẹ có thể chia sẻ rằng mình cũng cần thêm thời gian suy nghĩ và trả lời bé sau. Tuyệt đối không nổi nóng, trả lời có lệ hay nói dối. Những điều này sẽ làm trẻ tổn thương và thui chột kỹ năng hỏi vô cùng quan trọng cho tương lai sau này.

Đòn roi là khó tránh khỏi

Đòn roi là khó tránh khỏi

Ăn vạ là chuyện thường ngày như cơm bữa

Vui thì bé khóc mè nheo, không vui thì nằm lăn ra bất kỳ địa điểm nào để đòi cho được thứ mình muốn. Nếu như phụ huynh đáp ứng nhu cầu của con sẽ khiến cho những lần ăn vạ tiếp theo có nguy cơ tăng lên vào nhiều hơn. Trong lúc này giả vờ không quan tâm và cố tình đánh lạc hướng cũng là một biện pháp tốt, có thể áp dụng trong một số trường hợp. Tuy nhiên, về lâu dài thì ngay trong các hoạt động bình thường, chúng ta cũng cần thiết lập các giới hạn, ăn có giờ, chơi có giờ… Khi cần dừng một hoạt động gì, trẻ sẽ dễ chấp nhận hơn vì tất cả đều có giới hạn, sẽ giúp trẻ dần dần hình thành thói quen có chừng mực, dạy con ngoan hơn và biết nghe lời hơn.

Như vậy, khi đối diện với những đòi hỏi của trẻ, như muốn một món đồ chơi, chúng ta sẽ cho cháu có quyền lựa chọn một trong 2 món đồ chơi do chúng ta đưa ra, đó là giới hạn, trẻ không thể đòi món đồ chơi quá tầm. Với việc dừng một hoạt động, thì chúng ta cần phải báo trước cho trẻ một thời gian ngắn, sau đó sẽ đưa ra một hoạt động khác cùng với bé để thay thế.

Đòn roi là khó tránh khỏi

Có những lúc bạn nhất định phải đánh đòn bé vì mọi phương pháp mềm nắn đều không thành công. Sử dụng đòn roi là hạ sách nhưng không thể không dùng với những bé có tính cách quá bướng bỉnh. Chỉ lưu ý rằng, sử dụng vật dụng ít mang tính chất sát thương cho trẻ, đánh 1 trận để bé nhớ và không lặp lại thường xuyên mới mang tính răn đe cao. Nếu như đánh bé thường xuyên sẽ hình thành tính cách chai lỳ, điều này chỉ khiến cho mọi chuyện càng trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Dạy trẻ lên 3 là cả một quá trình cần phải được chuẩn bị kỹ càng, cần có sự kiên nhẫn với các bé nếu không sẽ hình thành thói quen xấu cho trẻ.

Nguồn: Giáo dục trẻ thơ


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội