Những căn bệnh “ám ảnh” trong thời kỳ mang thai của mẹ bầu
Các bệnh thường gặp khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi mà có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Không phải trẻ mà cha mẹ mới chính là “chìa khóa” giảm cân cho con
- Bỏ túi” những kinh nghiệm hay để bé “nghiện” đi nhà trẻ
- Dạy trẻ những kỹ năng cần thiết để tránh bị xâm hại tình dục
Trong thời kỳ mang bầu các mẹ sẽ phải đối mặt với nhiều bệnh lý khác nhau
Thiếu máu
Thiếu máu là chứng bệnh khá phổ biến và dễ gặp ở giai đoạn phụ nữ mang thai. Thiếu máu sẽ xảy ra ở những người thiếu sắt, có chế độ dinh dưỡng không đủ chất. Khi bị thiếu máu mẹ thường có những biểu hiện chóng mặt, người mệt mỏi, dễ ngất và lúc sinh con thường mất sức, khó hồi phục. Quan trọng hơn cả là thiếu máu gây ảnh hưởng khá lớn tới sức khỏe của con. Để cung cấp sắt các mẹ nên sử dụng thêm viên uống hoặc thường xuyên bổ sung những thực phẩm có màu đỏ, cá, trứng, rau có màu xanh để bổ sung sắt vào cơ thể.
Tiểu đường
Tiểu đường cũng là bệnh khá nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai và đặc biệt bệnh có thể lây sang con. Các triệu chứng chính của bệnh đái tháo lúc mang thai là người mệt mỏi, đi tiểu nhiều lần…bệnh cũng rất khó khăn trong việc chẩn đoán. Vì thế các mẹ cần kiểm tra nước tiểu trong mỗi lần khám thai hoặc có thể kiểm tra đường huyết khi đói. Nguyên nhân gây nên tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai bởi mẹ chưa có chế độ ăn khoa học, ăn nhiều đồ ngọt chất béo và muối. Vì thế các mẹ cần xây dựng một chế độ đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng trong suốt thời kỳ mang bầu.
Khi mắc bệnh các mẹ cần đi kiểm tra sức khỏe và có biện pháp chữa trị kịp thời
Trầm cảm
Ngày này chứng trầm cảm đang có tốc độ phát triển chóng mặt ở dễ gặp ở phụ nữ đang trong thời kỳ mang bầu cũng như sau khi sinh nở. Đây là một bệnh lý ở mẹ thường do sự ức chế, mệt mỏi, căng thẳng, thiếu quan tâm của người thân gây nên. Khi mắc chứng trầm cảm các mẹ thường buồn chán, mất ngủ, mất năng lượng, thậm chí nghĩ đến cái chết, trong trường hợp này nếu không được quan tâm kịp thời sẽ để lại hậu quả khôn lường, thai nhi cũng có thể bị suy dinh dưỡng, sinh non, chậm phát triển tâm thần.
Cảm cúm
Do sức đề kháng của thai phụ giảm nên dễ bị nhiễm siêu vi gây bệnh cảm cúm. Phụ nữ mang thai nếu bị cảm cúm nên ăn nhiều tỏi, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh để nâng cao hệ miễn dịch. Tuyệt đối không được uống thuốc cảm cúm bừa bãi khi không có sự chỉ định từ bác sĩ. Bởi một trong những nguyên nhân dẫn đến dị tật bẩm sinh ở trẻ là do uống thuốc cảm cúm khi mang thai.
Táo bón
Hơn 50% thai phụ thường gặp rắc rối với vấn đề đại tiện, chủ yếu là táo bón trong thời kì mang thai, chị em ít vận động, hơn nữa, nồng độ hormone progesteron trong máu tăng lên làm giảm nhu động ruột, thai phát triển gây chèn ép đại tràng khiến phân chậm di chuyển. Những chất bổ dưỡng, các loại thuốc và thực phẩm chứa sắt thường gây nóng cho cơ thể cũng là nguyên nhân khiến mẹ bị táo bón. Phân tồn tại lâu trong đường tiêu hóa có chứa nhiều chất thải độc hại, khi không được bài tiết ra ngoài có thể xâm nhập trở lại qua đường tiêu hóa gây nhiễm độc ngoài ý muốn cho cả mẹ và thai nhi.
Để ngăn ngừa bệnh táo bón, khi mang thai, thai phụ nên ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả…
Chuột rút cũng là một bệnh lý mà mẹ bầu rất dễ gặp
Chuột rút
Chứng chuột rút ở phụ nữ mang bầu thường xảy ra vào ban đêm, cơn đau bắt đầu bằng những triệu chứng cẳng chân duỗi đơ ra và các ngón chân quắp xuống. Theo nghiên cứu thì bệnh này xảy ra ở thai phụ thường là do cơ thể thiếu canxi và vitamin D.
Khi bị chuột rút các mẹ nên xoa bóp nhẹ nhàng bắp chân và bàn chân sẽ giúp các bà bầu có cảm giác thoải mái hơn, sau đó đi dạo một vòng để máu lưu thông tốt hơn. Thỉnh thoảng các mẹ bầu cũng có thể đến các góc làm đẹp để matxa giúp máu lưu thông được tốt hơn hạn chế chứng chuốt rút vận da ở mẹ bầu.
Trong thời gian mang bầu các mẹ sẽ khó tránh khỏi những căn bệnh trên, tùy theo tình trạng sức khỏe mà mẹ bị nặng hay nhẹ vì thế để hạn chế mẹ nên có chế độ ăn uông nghỉ ngơi cho phù hợp để tốt cho cả mẹ và bé.
Nguồn: giaoductretho.net